Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Cảm nhận SaPa

Tôi đến Sapa, lòng những cảm nhận con người, nhưng khi thì vội, khi thì công việc. Nhớ lần đầu đến, một cô giáo nơi đây đã đọc cho nghe bài thơ Chợ tình, giờ còn nhớ. Trong  đêm Rượu khô - Úp bát - Lối mê - Lạc đường ấycái miên man, giọng tình thấm đậm miền sơn cước, qua ngôn ngữ người Kinh, lòng bồi hồi mới lạ.

Chợ Tình - Ai bán - Mình mua?
Bụi mờ - Dấu cũ - Chốn xưa - Tìm về
Chợ Tình - Nấu chín - Câu thề
Rượu khô - Úp bát - Lối mê - Lạc đường
Chợ Tình - Héo nắng - Úa sương
Ô buồn - Che lệch - Người thương - Phía nào?
Chợ Tình - Bước thấp - Bước cao
Qủa Pao - Lấm đất - Duyên trao - Nhỡ nhàng...
              

Tôi không ham hố chụp nhiều về cảnh vật, tôi nhìn con người miền đất Việt. Đó là lòng tôi trong cảm nhận nước non. Bạn Hà lần đầu đến cứ băn khoăn, lo lắng; Không đâu!  Đó là hồn Việt.
Những ảnh này tôi chụp khi lần thứ ba đến với SaPa.
        

 Từ sân ngắm mây trên đỉnh Hàm Rồng
Cũng như nhiều tộc người khác, người Hmong cần được tôn trọng bởi những giá trị khác biệt và bình đẳng trong ứng xử. Không cơn cớ nào cho phép chúng ta ghẻ lạnh với một tộc người từng có chừng ba nghìn năm thực hiện những hành trình dịch chuyển lớn từ miền Đông Sibirea qua Hoàng Hà, Dương Tử và nay tạm dừng chân ở những mom núi Tây Bắc. Như những cánh chim nhỏ bé, người Hmong dời bỏ hoang mạc phương Bắc giá lạnh, xa lánh những áp lực, ảnh hưởng dữ dội của nền văn hóa Hoa Hạ và tạm lưu trú lại trong mây và núi rừng phương Nam.
                 
Những ảnh này tôi chụp khi lần thứ ba lên đó - SaPa.

              
Nhà em ở bốn bên khe suối

Khi vui ngắm núi làm vui
Khi buồn nhặt trái sim rơi đỡ buồn.


Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước dậu thưa.


Ăn mày là ai. Ăn mày là em ...
Phố thị giờ xây kiểu khác rồi

Trăng đã về gọi non và suối
Tâm tình muôn năm cũ
Gọi nắng trên vai em gầy ...


những cánh chim nhỏ bé

Bé chào Ông!


Du khách đừng đi...
Du khách hỡi ....
Ngoảnh lại nhìn mây Phan Xi Păng ...


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét