Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

Phủ Toàn quyền Đông Dương xưa

Phủ Toàn quyền Đông Dương xưa


Được xây dựng ở Hà Nội từ năm 1901 – 1906, Phủ Toàn quyền Đông Dương là một trong những công trình kiến trúc tráng lệ nhất ở Đông Dương thời thuộc địa. Ngày nay công trình này là Phủ Chủ tịch của nước CHXHCN Việt Nam.

Kiến trúc
Tòa nhà là một trong những dinh thự lớn nhất được Pháp xây ở Đông Dương gồm 30 phòng, mỗi phòng có một phong cách trang trí khác nhau. Theo thiết kế ban đầu dành cho phủ Toàn quyền Đông Dương, mặt bằng của tòa nhà được thiết kế đối xứng, có một khối lớn ở giữa và hai khối ở hai bên. Tòa nhà này có hai tầng chính đặt trên một tầng đế, trên cùng là một tầng sát mái. Tầng đế là một tầng nửa hầm xây nổi, có kẻ mạch vữa giả đá thường thấy trong kiến trúc cổ điển Pháp, đặt các phòng phục vụ; tầng hai vốn là phòng khách, phòng làm việc và phòng đại tiệc. Tầng ba là những phòng riêng và nơi ở của toàn quyền.
Giống nhiều kiến trúc thuộc địa Pháp cùng thời, nó có phong cách hoàn toàn Châu Âu. Yếu tố Việt Nam duy nhất trong khu vực là các cây xoài trồng ở vườn xung quanh.
Tòa nhà được quét vôi vàng, nằm sau cổng sắt. Các yếu tố của kiến trúc Phục hưng Ý có thể liệt kê là:
  • các phòng (aedicules)
  • cầu thang lớn và sảnh trung tâm (a formal piano nobile reached by a grand staircase)
  • các trán tường gãy (broken pediments)
  • các cột cổ điển (classical columns)
  • các góc tường (quoins)

Toàn cảnh Phủ Toàn quyền Đông Dương tại Hà Nội thập niên 1920. Tòa dinh thự này gồm 30 phòng, mỗi phòng có một phong cách trang trí nội thất khác nhau.

Phòng tiếp tân chính của Phủ Toàn quyền. Về tổng quan, các căn phòng ở đây mang phong cách kiến trúc Phục hưng, kết hợp với một số họa tiết và đồ nội thất kiểu phương Đông.


Một góc phòng tiếp tân.

Một góc phòng tiếp tân.

Phòng khách chính của Phủ Toàn quyền.

Trong một phòng khách nhỏ.

Một góc phòng khách.

Phòng hút thuốc.

Phòng hút thuốc.

Hành lang của Phủ Toàn quyền.

Một góc phòng ngủ với chiếc giường kiểu Á Đông được chạm khắc tinh xảo.

Trong phòng ăn của Phủ Toàn quyền.

Họa tiết trang trí phương Đông trên những hàng cột kiểu phương Tây ở phòng ăn.

Một góc phòng ăn.

Phòng làm việc của quan Toàn quyền Đông Dương. Trên bức tường góc phải có ảnh vua Khải Định.

Bàn làm việc của quan Toàn quyền.

Phòng làm việc của thư ký riêng.

Phòng làm việc của chánh văn phòng.

Cầu thang dẫn lên nơi sinh sống của quan Toàn quyền.

Khu vực sảnh cầu thang.

Khu vực sảnh cầu thang.
Công trình Phủ Toàn quyền Đông Dương (tiếng PhápPalais du Gouvernement général de l'Indochine) tại Hà Nội do kiến trúc sư Charles Lichtenfelder thiết kế và được xây dựng trong những năm 1901-1906 với quy mô hoành tráng, uy nghiêm và quyền lực. Có nguồn cho biết người phụ trách xây dựng phủ là Auguste Henri Vildieu vì ông là người đứng đầu bộ phận xây dựng công của chế độ thực dân Pháp khi ấy. Việc xây dựng được khởi xướng bởi Toàn quyền Paul Doumer, học giả William Logan cho rằng việc tạo ra các dinh thự ở Hà Nội là một niềm đam mê quá mức của Doumer vì muốn xây dựng một thủ đô thuộc địa phản chiếu vinh quang của nước Pháp. Từ khi tòa nhà được hoàn thành đến 1945, đã có 29 đời Toàn quyền và Quyền Toàn quyền ở và làm việc.

Đọc thêm.

Công trình Dinh toàn quyền Đông Dương


Dinh toàn quyền Đông Dương (Gouvernement général d’Indochine) là trụ sở hành chính cấp trung ương được xây dựng dùng làm nơi ở và làm việc của các vị Toàn quyền Đông Dương (người có quyền hành cao nhất trong thể chế chính trị Pháp trên toàn cõi Đông Dương) –  lịch sử tòa nhà này được gắn liền với các Toàn quyền người Pháp nối tiếp từ những năm cuối thế kỷ 19 đến năm 1945.
Phủ Chủ tịch (trước kia là Dinh toàn quyền Đông Dương). 
Công trình do kiến trúc sư Charles Lichtenfelder thiết kế năm 1900, được xây dựng năm 1902 và hoàn thành năm 1906 trên khu đất rất rộng và nhiều cây xanh trước đó thuộc vườn Bách Thảo, án ngữ tuyến phố La République (phố Hoàng Văn Thụ ngày nay) và nhìn ra quảng trường Puginier (nay là quảng trường Ba Đình) nơi được coi là hạt nhân bố cục trung tâm hành chính của Hà Nội thời gian sau đó. Khuôn viên bên trong được ngăn cách  bên ngoài một rào cây xanh và hào nước qua bám sát một lan can trụ thấp, cổng chính được làm bằng thép có phong cách trang trí thời Phục Hưng, các chi tiết được liên kết khá cầu kỳ bằng đinh tán, vọng gác hai bên được xây dựng cũng khá cầu kỳ, các diện tường chạy gờ chỉ ngang bên dưới các Fronton càng làm tăng vẻ tráng lệ mà nghiêm trang của công trình mang tính cường quyền này. 




Bản vẽ mặt chính do Charles Lichtenfelder thiết kế năm 1900 


Mặt bằng tầng 1 

Công trình gồm 4 tầng: Dưới cùng là tầng hầm dành cho các phòng phục vụ gồm 11 phòng dung làm nơi để lương thực, bếp, điện, máy bơm nước và phòng lưu trữ công văn. Tầng trệt có 10 phòng chính, 1 phòng khánh tiết của hội đồng cấp cao Đông Dương diện tích rất lớn, xung quang là các phòng của sĩ quan tùy tùng,  phòng làm việc và phòng của nhân viên phục vụ; tầng 2 có sân trời gồm 9 phòng chính, 1 làm việc của Toàn quyền Đông Dương, phòng họp, 2 phòng khách, 2 phòng ngủ, 1 phòng ăn cùng các phòng làm việc; tầng 3 là nơi sinh hoạt của gia đình viên Toàn quyền. Vật liệu xây dựng công trình đều là những loại đặc biệt như gỗ thông nhập từ Bắc Mỹ, Na Uy, xi măng Portland, thép, gang, tôn, kính, sơn đều đặt mua mang từ Pháp, chỉ có cát, đá, sỏi và vôi là lấy sẵn ở địa phương. Các chi tiết xây dựng đều được thực hiện khá tỉ mỉ và cẩn thận.
Mặt bằng công trình hình gần vuông theo kiểu Palladio thời Phục hưng hậu kỳ có lối vào từ 3 phía mang tính đối xứng nghiêm ngặt, đây cũng là nét độc đáo của toà nhà vì ở Hà Nội chỉ có duy nhất Dinh Toàn quyền là có dạng mặt bằng này. Phía trước sảnh chính là một cầu thang đại hội lớn xây bằng đá rất rộng, có nhiều bậc và được kéo thẳng lên tầng một càng làm tăng tính kỳ vĩ của công trình. Cầu thang ở những phía còn lại có bản thang nhỏ gọn hơn nhưng cũng được trang hoàng bằng các hình thức đậm chất Cổ điển. Nhìn chung thiết kế mặt bằng của Charles Lichtenfelder dựa trên nền tảng của sự đăng đối trong việc bố trí các không gian, vị trí các cửa cũng như cầu thang trong và ngoài nhà… tất cả là sự hài hòa theo tinh thần Tân cổ điển. Nội thất được bài trí theo phong cách vương giả, cầu kỳ gồm các chi tiết thời Louis XV, Phục Hưng hay Đế chế Pháp. Tùy vào mỗi lần thay đổi Toàn quyền, người kế nhiệm lại thay đổi, trang trí theo ý thích riêng mà bên trong công trình lại được sửa chữa, tu bổ nên nội thất công trình phần nào mang tính Triết chung.


  • Mặt sau Dinh toàn quyền Đông Dương đầu thế kỷ 20. 
Mặt chính công trình cho thấy ảnh hưởng của phong cách kiến trúc Palladio với sự tuân thủ nhịp điệu đặc - rỗng - đặc và các hàng cột thức cổ điển giàu tính trang trí. Toàn bộ công trình được đặt trên một tầng đế chắc đậm với lượng mở cửa rất nhỏ, tường xây tạo chỉ lõm, các bậc thang bằng đá nhấn mạnh tính bề thế. Mặt nhà chia thành 3 phần rõ rệt theo phương ngang. Khu vực trung tâm mang tính rỗng, được trang trí bằng các hàng cột La Mã, tầng 1 dùng thức Doric mạnh mẽ, tầng 2 dùng thức Ionic nhẹ nhàng, giữa hàng cột là các cửa mở rộng và kết thúc theo kiểu cuốn vòm, phần trên khá nhẹ với các ô cửa hình vuông phía dưới một diềm mái được trang trí rất tinh tế. Kết thúc theo phương ngang là hai khối nhô mạnh ra phía trước (avantcorps) mang tính đặc với hai hàng cửa có tương quan diện tích tương đối nhỏ so với mặt tường nhưng được trang trí cầu kỳ, hai phía cửa đều được nhấn bởi các thức cột, tầng dưới thức Doric, tầng trên thức Ionic, kết thúc phía trên bằng hình thức hai Fronton xếp chồng lên nhau theo kiểu Baroque.
Các mặt bên không sử dụng thức cột cổ điển nhưng vẫn tuân thủ tính đối xứng nghiêm ngặt. Tầng trệt và tầng 3 vẫn tuân thủ quy luật bố trí cửa trên mặt chính với lượng mở cửa nhỏ, khu vực giữa tầng một là hệ 5cửa sổ và cửa đi cấu tạo kiểu vòm cuốn composite, phía trên có các hoa văn trang trí hình hoa lá đắp nổi, tầng 2 là các cửa chữ nhật kiểu Corinth có ban công chạy dài suốt khu vực giữa nhà. Khối kết thúc hai phía mặt bên có các cặp cửa cuốn kép composite ở tầng 1, tầng 2 có ban công nhỏ ở giữa là cửa đi được trang trí cầu kỳ bởi các cột nhỏ theo thức Ionic, phía trên là một vòm trang trí kiểu Corinth.




Nội thất phòng khánh tiết 




Nội thất phòng ăn







Chi tiết Fronton phong cách Baroque trên cửa sổ và cổng chính Dinh Toàn quyền
Mặt sau nhà là thể hiện lặp lại theo quy luật của mặt chính nhưng ở mức độ đơn giản hơn nhiều về tính trang trí. Nét nổi bật ở đây là hệ cột Corinth La Mã có độ cao vượt suốt hai tầng nhà, phía dưới là ba cửa cuốn vòm Composte, tương ứng với ba cửa chữ nhật kiểu Corinth ở phía trên. Kết thúc hai phía cũng là những khối đặc nhô ra theo kiểu avantcorps với ban công và cửa đi cuốn vòm ở tầng 1, ban công nhỏ cùng cửa đi được trang trí thống nhất với mặt bên ở tầng 2.
Bên cạnh việc tuân thủ các quy tắc tổ chức không gian mặt đứng thời Phục hưng hậu kỳ, các chi tiết trang trí trên mặt đứng cho thấy công trình còn mang ảnh hưởng của phong cách Baroque với những đường cong uốn lượn, các Fronton xếp chồng lên nhau cùng các cửa mắt bò (oeil de boeuf). Chính sự pha trộn này cũng làm tăng thêm nét duyên dáng của công trình. 
Với tư cách trụ sở cơ quan quyền lực cao nhất toàn xứ Đông Dương, với tính chất một công trình long trọng, nguy nga, được xử lý nhuần nhuyễn theo nguyên tắc kiến trúc Phục hưng hậu kỳ, Dinh Toàn quyền Đông Dương xứng đáng là đại diện lớn nhất cho thể loại nhà hành chính theo phong cách Tân cổ điển ở Hà Nội.


ThS.KTS Trần Quốc Bảo 

Giảng viên Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Đại học Xây dựng, 

Nhóm nghiên cứu Kiến trúc Hà Nội cận-đại (GRAH)





Đọc thêm.

CÁC CHỦ NHÂN CỦA PHỦ TOÀN QUYỀN .
Phủ toàn quyền nay là Phủ Chủ Tịch là tòa nhà biểu tượng của nhà nước VN tuy có thể ở mặt hình thức nhưng vẫn là cao cấp nhất, xa hơn nó là phủ toàn quyền xứ Đông Dương. Được xây từ năm 1901 - 1906 , tòa nhà mang biểu tượng quốc gia này có rất nhiều vị chủ nhân.
Tuy nhiên qua thống kê thì có 1 điều lạ lùng là "Các chủ nhân quyền lực nhất" lại không sống và làm việc ở đây thường xuyên hoặc chỉ dùng làm nơi tiếp khách. 
Tòa nhà này xây theo hướng Đông, hướng của Thái Tử thì đúng hơn là hoàng đế theo quan niệm phương Đông.
Tòa phủ này khánh thành năm 1906, đến năm 1945 khi chế độ toàn quyền kết thúc thì trong vòng 40 năm đã có 34 vị toàn quyền cả của Pháp và Nhật.
Chức vụ này là đại diện của Vua, chính quyền bảo hộ, thông thường ko quyền lực lắm và họ thường nắm quyền1 -2 năm. 
Duy chỉ có 1 nhân vật toàn quyền quyền lực nhất, để lại dấu ấn nhất đó là Paul Beau. Cầm quyền trọn hơn 1 nhiệm kỳ và để lại nhiều di sản nhất.

Sau đây là danh sách các ông chủ quyền lực nhất:
1. Toàn quyền Paul Beau ( 857-1927).
Đây là nhà lãnh đạo quyền lực nhất trong số tất cả các toàn quyền ở đông dương, ông này cầm quyền những 6 năm (1902-1907) dài nhất so với các vị khác, xây dựng nhiều công trình dấu ấn như: Cầu Long biên, nhà hát lớn, Đại học Y .... và chính là tác giả xây nên chính Phủ Chủ Tịch.
Ông này thậm chí sau này còn làm Tổng Thống Pháp, 1 chuyện khá hiếm ở các vị toàn quyền Đông Dương,

Tuy thế chính ông này lại ko sinh sống làm việc ở Phủ toàn quyền là bao vì khi xây xong Phủ vào năm 1906 thì ông này lại về Pháp 1 thời gian, năm 1907 mới trở lại làm Toàn quyền và chưa ấm chỗ lại dọn đi làm đại sứ Thụy Sĩ , rồi Tổng Thống Pháp.

2. Chủ tịch nước Hồ Chí Minh (1890-1969).
Vị này thì khỏi phải nói nhiều, đây là nhân vật quyền lực nhất VNDCCH từ khi thành lập 1945 đến 1960 sau khi nổi lên các nhân vật kế cận như Lê Duẩn.
Chỉ có điều ông Hồ cũng ko sống và làm việc ở Phủ mà chỉ tiếp khách ngoại giao ở Phủ này. Ông cụ ở và làm việc tại nhà sàn phía sau.

3. Chủ Tịch nước Trường Trinh 1907-1988
ông chủ này có giai đoạn nắm quyền từ 1982-198, không nhiều quyền lực, chỉ khoảng 6 tháng cuối năm 1986 ông mới trở thành nhân vật quyền lực nhất khi kiêm thêm chức Tổng bí thư nhưng như các nhân vật khác ở phủ, hoặc ko làm việc tại đây hoặc làm thì thời gian rất ngắn, 6 tháng sau ông rút khỏi chính trường và giữ chức vụ hình thức đến năm 1987.

4. Chủ Tịch nước Lê Đức Anh.
Đây là 1 nhân vật chủ tịch nước hiếm hoi có nhiều quyền lực, đi lên từ bộ trưởng quốc phòng nên sau khi làm chủ tịch nước ông kiêm luôn Phó Bí Thư quân ủy trung ương và chính ông này lãnh đạo quân ủy là chính, một việc ko thể gặp ở vị chủ tịch nước thứ 2 (nếu ko kiêm nhiệm TBT), sau khi nghỉ hưu, vai trò của ông vẫn còn rất lớn đến chính trường.
Điều đặc biệt, ông này cũng chỉ tiếp khách ở Phủ, còn làm việc chủ yếu bên trụ sở Quân ủy, bộ quốc phòng mà khi đó gọi là Thành cổ, trong cuốn "Bên thắng cuộc" có ghi chuyện mỗi lần tổng bí thư Đỗ Mười có việc bàn sẽ sang Thành Cổ gặp ông Lê Đức Anh.

5. Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang.
Khi mới nhậm chức năm 2016, ông quả là ng quyền lực nhưng cũng giống như những vị quyền lực thường ko ở lâu trong Phủ, họ làm việc ở nơi khác, còn ông thì tại vị ngắn, khoảng thời gian giữ quyền lực cũng ngắn hơn.

6. Nguyễn Phú Trọng.
ông này cũng đang giữ quyền lực nhưng nơi làm chính lại là trụ sở trung ương đảng bên kia đường , và cũng chỉ tiếp khách ở đây.

Tóm lược.
Phủ chủ tich là tòa nhà xây nên với mục đích cho các vị "Toàn Quyền" tức những vị đại diện quyền lực chứ không hẳn nắm quyền, chính yếu tố này đã xuyên suốt lịch sử hom 100 năm của nó dẫu chủ nhân là Toàn quyền hay Chủ tịch nước, trả qua 34 vị toàn quyền, 10 vị chủ tịch nước, 2 vị quyền chủ tịch thì những vị nào có nhiều quyền lực lại cùng giống nhau ở điểm ko làm việc ở tòa nhà này, hoặc làm việc rất ít ở đây, Nếu làm việc thường xuyên thì thời tại vị hoặc đỉnh cao quyền lực lại ngắn. Đây là sự thống kê, không hề có sự liên đới đến các yếu tố duy tâm.

2 nhận xét: