Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

Đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho


Đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho


Ảnh trong bài là của Tommy Truong79.
Xin cảm ơn bạn thật nhiều !

Đường sắt Việt Nam được đánh dấu bằng việc năm 1881 khởi công xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên đi từ Sài Gòn đến Mỹ Tho dài khoảng 70 km. Chuyến tàu đầu tiên khởi hành ở Việt Nam là vào ngày 20 tháng 7 năm 1885.
Ngày 20 tháng 7 năm 1885 chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ Ga Sài Gòn, vượt Sông Vàm Cỏ Đông bằng phà tại Bến Lức, đến Ga cuối cùng tại Trung tâm Thành phố Mỹ Tho đánh dấu sự ra đời của Ngành Đường sắt Việt Nam. Đến tháng 5 năm 1886 toàn bộ các cầu trên tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho đã hoàn thành cho phép tàu chạy một mạch tới Mỹ Tho.
Những năm sau đó, mạng lưới đường sắt tiếp tục được triển khai xây dựng trên khắp lãnh thổ Việt Nam theo công nghệ đường sắt của Pháp với khổ đường ray 1 mét.
Năm 1902,  Hà Nội – Đồng Đăng; 162 km
Năm 1902, Hà Nội – Hải Phòng; 102 km
Năm 1906, Hà Nội – Lào Cai; 296 km
Năm 1908 - 1932, Tháp Chàm – Đà Lạt; 84 km
Năm 1933, Sài Gòn – Lộc Ninh; 86 km
Năm 1899 - 1936, tuyến Đường sắt Bắc Nam; 1730 km. Khi ga Saigon dời về ga Hòa Hưng: 1726 km.
Sau đây là bài viết về thời kỳ đầu của đường sắt Đông Dương và tuyến Saigon - Mỹ Tho.
Đầu năm 1881, chuyến tàu thủy của Pháp đầu tiên chở hàng là nguyên vật liệu từ Pháp sang xây dựng tuyến đường sắt cập cảng Sài Gòn. Chính quyền Pháp  huy động tới 11 nghìn lao động để làm tuyến đường sắt này.
Khó khăn lớn nhất cho việc thi công tuyến đường sắt là đưa tàu hỏa vượt qua các con sông lớn vì vùng Nam Bộ có nhiều sông ngòi chia cắt từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho. Trước năm 1831, do chưa xây dựng được cầu cho nên biện pháp kỹ thuật được kỹ sư Tê-vơ-nê, người giữ chức Giám đốc Sở Giao thông công chánh Nam Kỳ lúc đó đề xuất là phải dùng phà tại những điểm vượt sông. Từ đó, phía Pháp huy động đưa sang những chiếc phà khổng lồ chạy máy hơi nước chở được 10 toa xe. Các kỹ  sư lắp đặt đường ray và một thiết bị dùng để nối đường ray trên mặt đất với đường ray xuống phà. Tất cả chiều rộng đường ray trên phà và trên đường sắt có khổ một mét, tức khổ đường đang được dùng rộng rãi thời bấy giờ trong ngành đường sắt hai nước Anh, Pháp. Hiện đường sắt  Việt Nam vẫn chủ yếu là khổ một mét.


15 ga trên tuyến đường sắt Saigon - Mỹ Tho
Toàn tuyến đường có 15 ga đã được xây dựng trong hơn bốn năm gồm: Ga Sài Gòn, An Ðông, Phú Lâm, An Lạc, Bình Ðiền, Bình Chánh, Gò Ðen, Bến Lức, Bình An, Tân An, Tân Hương, Tân Hiệp, Lương Phú, Trung Lương, Mỹ Tho. Bình quân 4,7 km có một ga. Cự ly giữa các ga ngắn do ban đầu cư dân thưa thớt, mà vận tải khách ngoại ô của tuyến đường sắt này chưa phải là đông khách như sang thế kỷ 20. Ga cuối là Mỹ Tho được Pháp lựa chọn là nơi tạo nên đầu mối giao thông của ba tuyến đường: sắt - thủy - bộ tập trung ở thành phố này và có những điểm tiếp nối các vùng Tây Nam Bộ.
Chuyến tàu đầu tiên của tuyến đường sắt đầu tiên ở Nam Kỳ là sáng 20-7-1885. Tàu xuất phát từ ga Sài Gòn, vượt sông Vàm Cỏ Ðông bằng phà tại Bến Lức, đến ga cuối cùng tại trung tâm thành phố Mỹ Tho, đánh dấu sự ra đời của ngành đường sắt Việt Nam. Sau đó, mỗi ngày có bốn cặp tàu đầu hơi nước chạy trên tuyến đường này. Chuyến đầu tiên xuất phát từ Mỹ Tho lúc 1 giờ 30 phút, đến Sài Gòn 5 giờ sáng. Ở Sài Gòn đi Mỹ Tho xuất phát cũng từ lúc 1 giờ 30 phút sáng. Chuyến thứ hai lúc 9 giờ, chuyến thứ ba lúc 13 giờ chiều và chuyến cuối từ 18 giờ. Vì phải vượt phà, mỗi chuyến đường sắt chạy từ Sài Gòn - Mỹ Tho và ngược lại phải mất ba giờ rưỡi với 70 km.
Sau một năm, người Pháp tính đến việc làm các cầu qua sông của tuyến. Tháng 5/1886, các cầu trên tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho đã hoàn thành cho phép tàu chạy thẳng tới Mỹ Tho. Khi đó, thời gian chạy tàu rút xuống còn một nửa, tức hai giờ rưỡi.
Sau 73 năm tồn tại, năm 1958, tuyến đường sắt này bị chính quyền VNCH cho ngưng chạy vì không có hiệu quả nhiều về mặt kinh tế.



1. Ga Sài Gòn nằm bên trái và đối diện chợ Bến Thành, năm 1920. 

Sài Gòn - nhìn từ trên không - chợ trung tâm 

Ga Sài Gòn hiện tại chỉ mới gần đây thôi. Một trạm trước đó nằm ngay tại trung tâm Sài Gòn ở Quận 1, ở một bên của bùng binh chính và đối diện chợ Bến Thành. Các trạm và theo dõi đã được gỡ bỏ vào cuối những năm 70 và bây giờ là một công viên khá tốt đẹp và rất phổ biến. Một bên là Phạm Ngũ Lão, khu tây ba lô chính. Thật thú vị khi lưu ý rằng ga đầu tiên được xây dựng cho tàu điện ngầm Sài Gòn mới sẽ nằm ngay dưới công viên và được gọi là "Bến Thành". 

Ga Saigon năm 1929

Vị trí ga Sài Gòn đầu tiên
 Ga Sài Gòn thứ hai năm 1916


 Tuyến đường vận chuyển hàng hóa cũ trên đại lộ Hàm Nghi trong suốt những năm 1960


Ga Sài Gòn được chụp năm 1968





Ga Sài Gòn (1915-1983) được mô tả trên bản đồ năm 1946 


"Le Gare de Saigon", ga Sài Gòn thời Pháp thuộc. 

Khai trương vào năm 1885 để phục vụ tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương từ Sài Gòn đến Mỹ Tho, ga Sài Gòn đầu tiên được đặt tại cuối bờ sông rue du Canton (đại lộ Hàm Nghi hiện đại). Từ đó, tuyến đường sắt chạy về phía tây dọc theo trung tâm đại lộ, cắt qua những gì bây giờ là quảng trường Quách Thị Trang và đi theo con đường hiện đại của Phạm Hồng Thái và Lê Thị Riêng trên đường đến Chợ Lớn và Mỹ Tho.... 


 Sài Gòn Railway Station 1970/71 

 Khánh thành vào ngày 20 tháng bảy năm 1885,
tuyến đường sắt Sài Gòn-Mỹ Tho là đầu tiên ở Đông Dương thuộc Pháp





7. Trụ sở Công Ty Đường Sắt Đông Dương ở Sài Gòn


8. SAIGON - Boulevard Charner.xe điện chạy qua phía đầu đường Charner

9. tuyen Saigon - ChoLon qua Cột cờ Thủ Ngữ - ben Bach Dang



Xây dựng tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho

Tiếp tục.



Xe lửa Saigon - ChoLon trên đường Charner. Tòa nhà 2 tầng trong ảnh là sở Thuế Quan



Xe điện chạy máy hơi nước tại trạm đầu đường Charner (Nguyễn Huệ)


Trạm xe lửa đi Chợ Lớn phía trước Chợ Cũ trên đại lộ Charner

Việc mở cửa xe điện Chợ Lớn Sài Gòn năm 1881. Điều này khẳng định mong muốn mạnh mẽ của Hội đồng thuộc địa để mang lại hai thành phố. Sự phát triển nhanh chóng của Chợ Lớn và độc lập của cộng đồng người Hoa lo lắng sức mạnh thuộc địa. Việc thực hiện các xe điện này đã giúp liên kết sự phát triển của cả hai thành phố.

Le boulevard Charner
--------


Ga Sài Gòn năm 1881 (khu vực nay là Công viên 23.09)


Hình ảnh khác về tuyến hoả xa Sài gòn - Mỹ Tho.


Đường xe lửa Mỹ Tho - Active Railway Line Saigon1970 -
Photo by Brad (đoạn này nay là Hùng Vương Q5)

1887 Chemin de fer de Saigon à Mytho - Đường sắt Saigon - Mỹ Tho

Toàn bộ hành khách và hàng hóa từ Sài Gòn đi xe lửa tới Mỹ Tho sẽ xuống tàu về các tỉnh miền Tây và ngược lại, hành khách và sản vật, cây trái từ miền Tây đi bằng tàu tới Mỹ Tho cũng lên xe lửa rồi đi tiếp về Sài Gòn, Biên Hòa.

Cũng vì vậy mà Mỹ Tho xưa được xem là “đầu mối trung chuyển”. Vào thời đó ga xe lửa Sài Gòn nằm ở đầu đường Lê Lai, gần khách sạn Saigon New World bây giờ. 
Cầu đường sắt Tân An tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho 1946

Cầu sắt - Tân An 


Cầu Tân An cùng với cầu Bến Lức
là hai cây cầu chính của tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho
Cầu Bến Lức - Steel bridge

Từ Sài Gòn đi Mỹ Tho có 15 ga.
Ga thứ nhất gọi là Chợ Lớn Mới, nằm bên hông chợ An Đông.
Kế đến là ga Chợ Lớn trên đường Hùng Vương.
Các ga tiếp theo là Phú Lâm, Cây Mai, Bình Chánh, Gò Đen, Tân An, Tân Hương, Ông Táo, Tân Hiệp, Trung Lương và Mỹ Tho… 


Đường phố đầu cầu Tân An (Ngày Xưa)
is next to Tân An and is located in Long An, Vietnam

Từ Sài Gòn về Mỹ Tho đường ray xe lửa chủ yếu nằm phía trái, thỉnh thoảng có đoạn nằm bên phải của quốc lộ 1 bây giờ (ngày xưa gọi là đường Cái Quan, lộ Đông Dương, sau đổi lại là quốc lộ 4). 


Đầu máy xe lửa Vaico (Vàm Cỏ)
do CTy Alsacienne chế tạo năm 1895 (đường ray rộng 1m)

Đến khoảng thập niên 30 của thế kỷ 20 thì xe lửa chuyển sang chạy bằng dầu diesel, còn gọi là Autorail.

Sự khác biệt của Autorail là thiết kế đẹp hơn, tốc độ nhanh hơn, tiếng ồn nhiều hơn, toa hành khách có cửa sổ nhìn ra bên ngoài, tiếng còi kêu “hoét, hoét”, trong khi xe lửa chạy bằng hơi nước thì tiếng còi kêu “pin, pin”. 

Lúc đầu xe lửa chỉ có ghế ngồi bằng băng gỗ, xếp dọc theo 2 bên thành xe. Tuyến đường xa thì có hạng nhất, hạng nhì, có phòng riêng, bên trong có 2 tầng và giá vé cũng mắc tiền hơn. Riêng tuyến Sài Gòn-Mỹ Tho thì chỉ có một hạng thường, do đoạn đường ngắn.


Hình ảnh của Ga Mỹ Tho xưa
Nhà ga chót dừng lại ở đầu đường Trưng Trắc, bên bờ sông Tiền, gần vườn hoa Lạc Hồng bây giờ. 



Hồi đó, ga xe lửa nằm trong dãy nhà ngói, cất theo kiểu Pháp, cùng với hệ thống phòng trọ và dịch vụ kéo dài đến chỗ Bưu điện Mỹ Tho ngày nay. Nằm cạnh ga xe lửa còn có bến tàu với 3 cầu tàu. 
Ga Mỹ Tho. Nhà ga cuối cùng bị dỡ bỏ.

Ga xe lửa Mỹ Tho xưa nổi tiếng trong thời Pháp thuộc vì đây là ga chót nối với các tuyến thủy bộ đi lục tỉnh và hồi đó và Mỹ Tho là một trong 3 đô thị lớn nhất vùng. 

Nhà ga Mỹ Tho kiến trúc theo kiểu Pháp, mái ngói, vách tường, cửa ô vòng nguyệt, có chỗ bán vé, chỗ hành khách ngồi chờ, có cân dùng để cân hành lý và ai chở nặng thì phải trả nhiều tiền.
Dinh tham biện - Mỹ Tho - City hall (Phía trước có đường xe lửa Chợ Lớn - Mỹ Tho.)

Dù chỉ dài 70 cây số nhưng ngày xưa đi bằng xe lửa cũng mất chừng 2 tiếng rưỡi đồng hồ. 

Vì chỉ có một đường rầy duy nhất nên tới ga chót Mỹ Tho, muốn trở đầu để chạy trở lại Sài Gòn thì xe lửa phải... chạy thụt lùi chừng 2 cây số từ vườn hoa Lạc Hồng theo đường Lý Thường Kiệt bây giờ, ra ngoài đồng thì có đường vòng cung. 

Tại đây đầu xe lửa tách ra khỏi toa rồi chạy vào một đoạn đường rầy khác để nối vào đuôi toa xe lửa và lại chạy thụt lùi trở về nhà ga Mỹ Tho để đầu xe lửa quay về hướng Sài Gòn. 



Giếng nước Mỹ Tho hiện giờ chia làm 2 cũng vì hồi đó có đường xe lửa chạy ở giữa.
Ảnh: Hoài Nhân




Ticket xe lửa hồi đó được làm bằng loại giấy rất dày và cứng.

Sau khi thu tiền, người bán vé đưa ticket vào máy đục lỗ và phát ra một tiếng kêu rất vui tai.

Khi hành khách lên xe, người soát vé còn bấm ticket một lần nữa. 

Đường Sài Gòn-Mỹ Tho xưa mỗi ngày có 4-5 chuyến.

Chuyến đầu tiên từ Mỹ Tho đi Sài Gòn khởi hành khoảng 4 giờ sáng, phục vụ công chức nhà ở Mỹ Tho nhưng làm việc ở Sài Gòn. 

Theo các tài liệu cũ thì vào cuối thế kỷ 19, lúc đầu người Pháp dự định xây dựng tuyến đường sắt từ Sài Gòn đến Vĩnh Long, sau đó sẽ nối sang Campuchia, nhưng cuối cùng họ chỉ xây dựng tới Mỹ Tho với khổ đường rộng 1 m. 

Dự án được khởi công vào giữa năm 1881, thời gian thi công khoảng 4 năm, kinh phí khoảng 6 triệu francs. Nguyên vật liệu làm đường được chở từ Pháp sang và họ huy động hơn 11.000 lao động. 

Ngày 20.7.1885, đường xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho hoàn thành với chiều dài 70 km. Chuyến xe lửa đầu tiên xuất phát từ ga Sài Gòn, vượt sông Vàm Cỏ Đông bằng phà tại Bến Lức và đến ga chót tại Mỹ Tho, đánh dấu sự ra đời của đường sắt VN.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét