Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

SÓNG SÔNG DANUBE

Sóng sông Danube là điệu valse được nhà soạn nhạc Iosif Ivanovici (1845–1902) biên soạn vào năm 1880, và nó đã trở thành một trong những giai điệu Romanian nổi tiếng nhất trên thế giới. Ở Mỹ, nó thường được biết đến với cái tên The Anniversary Song.
Có vẻ … không nổi tiếng bằng bài Valse của Johann Strauss : Beau Danube Bleu (Giòng sông xanh), ca khúc Sóng Danube vẫn có nét đẹp riêng với giai điệu mượt mà, nhẹ nhàng mà cuồn cuộn như sóng vỗ bờ…

Cháu gái tập đàn.


********

Mời các bạn nghe các clip
Alexander Zlatkovski là một nghệ sĩ dương cầm người Alaska



Song tấu Accordion, nghệ sĩ  Сергей Гусаченко và Сергей Кондрамашин

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tứ tấu: 
Boris Kurganov - Violin
Vasiliy Batrachenko - Viola Alexandra Moiseeva - Cello Alik Alabin - Guitar











Đọc thêm bài viết của bạn minhhankiev


ДУНАЙСКИЕ ВОЛНЫ – SÓNG ĐA NUYP

 
Những cảnh trong phim truyện: оптимистическая трагедия-  “Bi kịch của chủ nghĩa lạc quan”, đạo diễn S.Samsonov (С.Самсонов), nhạc vals của I.Ivanovich (И. Иванович) (1845-1902) là nhà nhạc sĩ, là đạo diễn các dàn nhạc quân đội người Rumania. Tác giả của bản vals nổi tiếng “Sóng Đa nuyp” "Дунайские волны" (1880). Vào những năm 90 của thế kỷ 19 Iosif Ivanovich (Иосиф Иванович) sống ở nước Nga, ông viết một loạt các bài vals trong đó có “Kỷ niệm từ Matxcơva” "Сувенир из Москвы", “Tatiana”"Татьяна", “Giấc mơ trên Volga”, “Trên bờ sông Neva”. Vào một ngày thu rực rỡ của năm 1880 Iosif Ivanovich là nhạc trưởng Đoàn nhạc khí của trung đoàn bộ binh trong thành phố Galatsa (Галацa) ở Xecbi  khi đi bên bờ sông ngước nhìn những tia nắng trên sóng sông Đanuyp và bắt đầu khẽ hát những điệu nhạc buồn và từ đó đã nảy sinh trong ông một làn điệu. Sau đó khi về nhà ông viết những nốt nhạc vals, ngay trên trang nhất ông có viết tên bài mà ông đã nghĩ trong đầu “Sóng Đanuyp” «Дунайские волны». Đó chính là sự ra đời của bản nhạc nổi tiếng thế giới.
Trong thời gian ngắn bản vals đã tìm được tổ quốc thứ hai tại nước Nga và trở thành nổi tiếng nhiều năm sau đó. Rất nổi tiếng và hào hùng trong thời gian đó đồng thời mang giai điệu rất trữ tình đã đi vào thị hiếu của các nhà đương thời, trở thành tiết mục chính hay nhất của các chương trình biểu diễn của các dàn nhạc khí và nhạc dây. Hoàn toàn có thể nói rằng chính xuất xứ từ vùng Bancăng đã làm cho bản nhạc càng thêm nổi tiếng.
Lời bài hát mà chúng ta thường nghe được Samuil Bolotin (Самуил Болотин) viết rất lâu sau đó. Có nhiều nhà thơ trên nước Nga có viết lời trong đại chiến thế giới thứ hai như Evgenhi Dolmatovski (Е. Долматовского) trước năm 1950 về các trận đánh trên sông Đanuyp.  Và năm 1969 có “Đanuyp xanh”  "ДУНАЙ ГОЛУБОЙ" Nhạc A. Dolukhanian (А. Долуханян), Lời. Sergei Smirnov (Сергей Сергеевич Смирнов).

Вивальди-оркестр ВАЛЬС ДУНАЙСКИЕ ВОЛНЫ 

  

ДУНАЙСКИЕ ВОЛНЫ – SÓNG ĐANUYP

Музыка И. Ивановичи, Слова С. Болотина

Дунай голубой,
Ты течешь сквозь века,
Плывут над тобой
В вышине облака.
А ночью встает
Над тобою луна,
И песню поет
Голубая волна.
Hỡi sông Đa nuyp xanh
Chảy qua bao thế kỷ,
Bơi thấp thoáng trên đầu
Là những áng mây trôi.
Trời đêm cao vời vợi
Vầng Trăng chiếu sáng ngời,
Kìa những con sóng xanh
Đang cất cao tiếng hát.
И разливается
Вольный дунайский простор,
В нем отражения
Сказочных гор,
В нем серебристая
Тропка луны
И звезд золотой костер.
Sóng Đa nuyp mênh mông
Đang xô về muôn ngả
Hiện lên trên sóng biếc
Những ngọn núi diệu kỳ,
Cả con đường trắng bạc
Dẫn thẳng tới cung Trăng
Bao vì sao tỏa sáng
Như những đốm lửa vàng.
А там, вдали,
Огоньки, огоньки, огоньки,
Словно в июльском
Саду светлячки,
Словно игра
Драгоценных камней
На бархатном дне реки.*
Ở phía đằng xa ấy,
Có lửa chiếu sáng soi,
Như trong vườn tháng Bảy
Đom đóm lập lòe bay,
Tựa ánh sáng lấp lánh
Của đá quý dưới sông
Trên thảm nhung xanh thẳm.
А по волнам и там, и тут
Сотни судов, скользя, плывут,
Яхты со всех концов земли
И великаны-корабли.**
Trên sóng nhấp nhô nơi đây, nơi đó
Hàng trăm con tàu vừa trượt vừa bơi,
Kìa thuyền buồm từ khắp muôn nơi
Và những con tàu vĩ đại giữa biển khơi.
И бегут, бегут
Струи светлых вод,
Светлых вод,
Все вперед,
Прямо на восход, на восход,
И течет в дальний мирный край,
Мирный край,
Наш голубой,
Величавый наш Дунай!***
Tàu đang chạy hối hả
Những tia nước trắng xóa
Văng tóe khắp mọi nơi
Tiến nhanh ra phía trước
Hướng thẳng về phương đông,
Ôi dòng sông xanh mát
Đa nuyp của chúng ta
Chảy nhanh về phương xa
Tới miền quê yêu dấu
Với tình yêu bao la.
Дунай голубой — чудо-река,
В воды твои смотрят века.
Нет на земле — так ты и знай!
Краше тебя, Дунай!
С вершин снеговых
Альп и Карпат -
В лоно твое реки спешат.
Влиться стремясь в воды твои,
Звонко журчат ручьи.
Đa nuyp xanh – dòng sông kỳ diệu,
Nhìn nước trong soi bóng biết bao đời.
Trên trái đất này- hỡi người có biết-
Chẳng có sông nào đẹp hơn Da nuyp xanh!
Kìa trên đỉnh Alpơ- Karpat
Cả một màu tuyết trắng bao quanh
Hướng vào lòng của sông vội vã
Đang rót thêm nước mát êm đềm,
Khẽ róc rách thì thầm bao suối nhỏ.
Но вот вдоль реки
Опустилась ночная прохлада,
Ветер затих,
И звезда улыбнулась звезде,
Стали слышней ручейки,
И в саду зазвенели цикады,
И молчаливо
Плакучие ивы стоят,
Наклонясь к воде.
Hãy ngước nhìn trên khắp mặt sông
Đêm giá lạnh dần buông muôn nẻo,
Gió đã tắt không gian vắng lặng
Các vì sao khẽ nhoẻn miệng cười tình
Chỉ còn nghe rì rào sông nước chảy
Và trong vườn rộn rã tiếng ve ngân,
Rồi chìm vào không gian trầm lặng
Những thân liễu buồn rầu trên bờ vắng
Khẽ nghiêng mình bên sóng nước tâm tình.
TP. Hồ Chí Minh 04.7.2010
Minh Nguyệt dịch

*Первые три куплета повторяются еще раз до знака Ф.
**Данное четверостишие повторяется два раза.
***Данный куплет повторяется дважды. 
  


Phiên bản lời Việt “Sóng nước biếc”, được nhạc sĩ Phạm Đình Chương sáng tác thật hài hoà về nội dung cũng như ca từ. Lời ca khúc lãng mạn nhưng đặc biệt trong sáng, phảng phất u buồn như một bài thơ nhưng không quá thống thiết. Là một nhạc phẩm được chuyển thể từ nhạc cổ điển sang tình ca Việt Nam, có giá trị tình tự lãng mạn, tuy nhiên lời ca được chọn lọc, vì vậy phiên bản này vẫn giữ được nét sang cả của một tác phẩm giao hưởng thuộc dòng nhạc bác học của Tây phương và cũng là của cả nhân loại. Bức tranh thiếu nữ trên cánh đồng hoa, bên cạnh bờ hồ, đã làm tôi ngơ ngẩn, mường tượng đây là hình ảnh người thiếu nữ trong “Sóng nước biếc” của Phạm Đình Chương, đang mòn mỏi trông chờ người yêu trở lại bến sông xưa. Sự xúc cảm về một mối tương tư lại tràn trong tâm khảm, nỗi niềm riêng chôn giấu lại đau đáu bên lòng. 



SÓNG NƯỚC BIẾC 

Lời Việt: Phạm Đình Chương 

Một dòng sông sâu cuồn cuộn sóng trôi về nơi đâu 
Gió đưa buồm nâu mang tâm hồn vào cõi u sầu 
Một vầng trăng nhô rung mình dưới muôn đợt sóng vỗ 
Lá hai hàng cây khô đang gieo mình vào cõi mơ hồ 

Sóng lớp lớp, sóng lớp lớp, sóng đem nguồn vui 
Đang chơi vơi, đang chơi vơi, sóng lan mọi nơi 
Khi đau thương, khi yêu đương, thiết tha vô vàn 
Sóng dâng trong lòng ta mơ màng 

Sóng lớp lớp, sóng lớp lớp, sóng đem nguồn vui 
Đang chơi vơi, đang chơi vơi, sóng lan mọi nơi 
Khi đau thương, khi yêu đương, thiết tha vô vàn 
Sóng dâng trong lòng ta mơ màng 

Yêu nàng thiếu nữ ven sông chèo đò 
Yêu vì đôi mắt em không hoen mờ 
Cho lòng du khách bâng khuâng mong chờ 
Cho dòng sông xanh lại trôi lững lờ 

Yêu nàng thiếu nữ ven sông chèo đò 
Yêu vì đôi mắt em không hoen mờ 
Cho lòng du khách bâng khuâng mong chờ 
Cho dòng sông xanh lại trôi lững-lờ 

Sóng đang về 
Sóng tràn trề 
Sóng dâng tình chứa chan còn vang câu thề 
Sóng vui mừng, hát vang lừng đón đưa đôi ta tưng bừng 

Rồi tình chưa phai sao vội tới thương biệt ly 
Bến xưa gặp nhau nay ai ngờ là bến ly tan 
Lệ sầu tuôn rơi pha hòa sóng mong tìm ai 
Tháng năm dần trôi em trông chờ mà chẳng thấy ai về 

Ngày vui đã qua, bờ sông riêng có ta 
đứng nhìn sóng tuôn về phương trời xa mịt mờ 
Xót xa, chiều nay ta tới đây 
để thấy trên dòng sông duyên tình tàn phai


  

6 nhận xét:

  1. Sóng sông Danube của Ivanovici lần đầu được xuất bản tại Mỹ năm 1896, và được tái bản năm 1903 bởi Theodore Lohr Company,do Simon Adler chuyển soạn cho piano. Bản ấn hành được gọi với cái tên "Sóng sông Danube." Tác phẩm cũng có tên là "Điệu valse sóng sông Danube." "The Anniversary Song"

    https://youtu.be/ekduN2N0eTY

    Trả lờiXóa
  2. Tom Jones - Anniversary Song
    https://youtu.be/ZeK2tUSMpt0

    Trả lờiXóa
  3. Anniversary Song - Al Jolson - Saul Chaplin - piano - Harry Völker
    https://youtu.be/qGGA4-WVb2w

    Trả lờiXóa
  4. https://www.dkn.tv/nghe-thuat/huyet-mach-cua-chau-au-tuyet-tac-cua-am-nhac-voi-dong-song-danube.html

    Trả lờiXóa