Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

Văn hóa tín ngưỡng phồn thực trong đền Khajuraho

Ở Ấn Độ, ngôi đền có kiến trúc độc đáo với những hình vẽ chạm khắc cảnh “quan hệ” nam nữ được xây dựng trong gần hai thế kỷ và đã tồn tại hơn 1000 năm qua.



Đền Khajuraho ban đầu là nơi quy tụ của gần 100 ngôi đền nhỏ được xây bằng đá sa thạch và có kiến trúc vô cùng lộng lẫy, tại một thị trấn nhỏ của bang Mahhya Pradesh ở miền Trung Ấn Độ. Theo sự tàn phá của thời gian, hiện tại nơi đây chỉ còn sót lại khoảng hơn 20 ngôi đền.

Nằm trải dài trên diện tích khoảng 20 km vuông, nơi đây từng là một đô thị phồn hoa, tráng lệ và là thủ phủ của đế chế Chandela giàu mạnh. Sau đó một thời gian, ngôi đền dần bị trôi vào quên lãng và bị bao phủ bởi cây cối, rừng rậm. Mãi đến vài thế kỷ sau, ngôi đền mới được thực dân Anh phát hiện ra. Vật liệu chính để xây dựng ngôi đền là đá sa thạch. Điều đặc biệt, các kiến trúc sư đã không dùng đến vữa khi xây đền. Tất cả các phiến đá được gắn chặt với nhau bởi các lỗ mộng và lực hấp dẫn đã liên kết chúng chặt chẽ lại với nhau.


 Điều nổi bật nhất là các bức tượng, hình vẽ được chạm khắc trong các ngôi đền Khajuraho cũng là những kiệt tác nghệ thuật vô cùng quý giá. Nó thể hiện một nét văn hóa phồn thực của người xưa. Phần lớn, chúng khắc họa các khung cảnh sinh hoạt của người dân dưới thời đại đế chế Chandela, từ cảnh cuộc sống xa hoa của vua chúa, các nữ thần và cả người dân thường.


 Những cụm tượng mô phỏng cảnh hưởng thụ hoan lạc, quan hệ nam nữ trong nhiều tư thế, thậm chí có cả những bức tượng chạm khắc người thứ ba đang nhìn trộm. Nhưng tất cả đều mang tính biểu cảm, nhẹ nhàng với lối khắc họa đầy nghệ thuật chứ không diễn tả một cách thô tục. Bên cạnh đó, một số ngôi đền còn có hai lớp tường và được chạm khắc những hình thù nhỏ về đời sống tình dục.



 Người ta đưa ra rất nhiều lời giải thích, cho việc khắc họa những hình ảnh nhạy cảm này lên ngôi đền thờ các vị thần. Có giải thích cho rằng, nơi đây từng là đất sinh sống của một giáo phái Hindu. Giáo phái này thường thờ cúng những biểu tượng thể xác và lạc thú trong đời. Cũng có lý giải khác cho rằng, việc khắc họa hình ảnh này là cách để con người tu tâm dưỡng tính tránh được những cám dỗ trong cuộc đời.


Một số hình ảnh khác trong đền Khajjuraho.

Khajuraho là một quần thể đền đài thờ phượng các vị thần sáng thế và các vị thần liên hệ của Ấn giáo. Cảnh nhục tình ở đây đi cùng với tôn giáo. Chúng diễn tả cảnh làm tình của các thường dân, của các tiên nương apsara thế tục, không phải là của thánh thần nhưng mang một mầu sắc tín ngưỡng, triết thuyết. Nói rõ hơn là cảnh ‘con heo’ ở đây liên hệ tới tín ngưỡng sinh tạo, mắn sinh, phồn thực nằm trong Vũ Trụ giáo.
Chúng ta thấy rõ con người khởi thủy thờ sinh thực khí nõ nường như thấy ở miền Bắc và Trung Nguyên Việt Nam, như Ấn Độ (thờ linga-yoni), Nhật (qua lễ hội tagata thờ dương vật và ogata thờ âm vật), Ai Cập cổ, các thổ dân Mỹ châu, thổ dân hải đảo Thái Bình Dương, cổ Babylon, Hy Lạp, Ý, Nga và các quốc gia Đông Âu… Trong các nhà thờ Thiên Chúa giáo thời Trung Cổ ở Âu châu cũng thấy bóng của các thần nữ khỏa thân và thờ sinh thực khí như hình sheela na Gig (Ái Nhĩ Lan gọi là Sile nag Cioch). Một vài người tin đây là nữ thần Sinh Tạo và Hủy Diệt Celtic.

Tuy nhiên những điêu khắc tình dục ở đền Khajuraho này diễn tả những khoái lạc theo phong cách gợi cảm rất người hơn. 
Nhưng ở đây, ngoài thú dâm với ngựa, còn thấy cả với voi.



Đặc biệt ở đây, một điểm hiếm thấy nữa là các nhà tu khổ hạnh (ascetics) cũng hưởng thụ khoái cảm thân xác bằng thủ dâm. Như thấy ở đền Lakshman, một vị tu sĩ khổ hạnh cầm cây chùy đứng thủ dâm bên một cặp quí tộc đang ân ái với nhau.


Nét mặt thanh cao với ‘đôi mắt lá răm, lông mày lá liễu’.



Những bộ ngực tròn vo.



Có giải thích cho rằng, nơi đây từng là đất sinh sống của một giáo phái Hindu. Giáo phái này thường thờ cúng những biểu tượng thể xác và lạc thú trong đời. Cũng có lý giải khác cho rằng, việc khắc họa hình ảnh này là cách để con người tu tâm dưỡng tính tránh được những cám dỗ trong cuộc đời.
Các giả thuyết khác lại lý giải, những ngôi đền được coi là nơi tụ tập cũng như thờ phụng, đặc biệt là các tài nghệ, bao gồm cả nghệ thuật làm tình.
Ấn tượng nhất trong số hình được điêu khắc nổi bên ngoài ngôi đền là tượng nam nữ giao hoan với đủ tư thế như trong cuốn sách Kamasutra nổi tiếng, được viết vào thời ấn độ cổ đại.
Sau đây là hình ảnh những bức tượng trong tư thế nhạy cảm trong ngôi đền Khajuraho, Ấn Độ.





(Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét