Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Đến Phú Yên

Tour 5 ngày 4 đêm theo du lịch Sao Đất Việt theo chặng Phú Yên- Bình Định.

Gia đình tour chúng tôi thật đặc biệt. 32 người tham gia thì có 14 cặp vợ chồng chiếm 88%, 5 cặp giáo viên, 2 cặp bác sỹ, 7 cặp ngành nghề khác, 1 NGƯT, 1 TTƯT ... Phần lớn các quý ông đều hoàn thành phận sự: Khuân vác, trông nom, bảo quản hàng xách tay... Hu hu. 

Ghi nhận: tour uống hết 30 lít vodka Hà Nội, chưa kể rượu Bàu đá Bình Định. Lòng thành thể hiện: Bấy lâu nay gặp nhau một lần/ Gặp lần này thì nhậu lâu lâu.... . 
Đoàn chụp tất cả hơn 2000 bức ảnh trong đó bạn VanPham chụp hơn 1000 chiếm quá nửa tổng số ảnh chụp. (Trích commen từ NGƯT Nguyễn Hoàng Đạo)
------
 1. Đến Tuy Hòa.
Sau gần 2 giờ bay từ Nội Bài, đã thấy trời Nam Trung bộ trong xanh, bên phố Tuy Hòa, những lá bàng vuông xanh mát, thưởng thức món cá Ngừ đại dương nơi hàng Bà Tám.


Nhà hàng ngay bên quảng trường Tuy Hòa, rất rộng và mát xanh. Lần đầu cảm nhận những bi thương bao la trên vùng đất vương quốc Chăm pa cùng những khai khẩn và lập nền cai trị mới của Lương Văn Chánh (từ 1578). (Năm 1611 việc lập Phủ Phú Yên của chúa Nguyễn Hoàng bắt đầu đánh dấu quá trình Nam tiến ở Đàng Trong của chính quyền Chúa Nguyễn).


Về Long Beach Hotel, 17 Độc Lập, Tp Tuy Hòa, trời đã về chiều. Trước KS phía đông là bờ biển, bên đường còn sót lại những sỏi cát lịch sử lũ lụt mấy lần của năm 2016, khi các thủy điện tha hồ xả lũ, bất chấp dân lành và cả thành phố Tuy Hòa. Ra ngắm biển khi gần chiều, trời dịu mát. Vẫn biết rằng, ngoài Bắc, rét nàng Bân lại về cùng mưa rào đầu hạ.


Nơi Tuy Hòa (Phú Yên nói chung) rất dễ gặp những hàng dương xanh bên phố biển và những cây bàng vuông trên phố (cũng như ở Bình Định, gặp nhiều những hàng Me - như trên đường phố Saigon).
"Nghe kể rằng. “Vào thời các đô đốc” (au temps des Amiraux) – như người Pháp ở Nam Kỳ xưa thường nói, nghĩa là vào những năm đầu 1863-1865 khi Sài Gòn vừa bị đánh chiếm và còn nằm dưới quyền cai trị của các đô đốc, thì Hải quân Pháp đã bắt đầu cho trồng hàng loạt cây me ven các đường sá, tuy lúc ấy đường phố vẫn chưa có vỉa hè (khoảng năm 1873 mới làm các vỉa hè). “Những cây me của các đô đốc”– có người gọi như vậy – đã chứng kiến và đánh dấu những năm tháng đầu tiên của nhà cầm quyền thực dân trên đất Việt Nam cách đây hơn một thế kỷ và đến giờ vẫn còn in bóng mát trên nhiều đường phố Sài Gòn. 

------
Đến Long Beach Hotel Tuy Hòa vào cuối tháng, buổi sáng bình minh vẫn thấy cánh trăng trên biển. Hai ảnh sau chụp cùng thời điểm, sáng ngày 30 tháng Hai âm lịch, Đinh Dậu, có cả ngày và đêm.




Một số hình ảnh ngày đầu trên đất Phú Yên.

Một cái máy trộn bể tông, chụp thấy như đồ cổ bên khuôn viên KS.


Một cái View từ trong Hotel.



Biển Tuy Hòa mùa này vẫn ấm.



Đợi đi tháp Nhạn vào đêm, tranh thủ dạo đường bờ biển bên quảng trường 1-4 Tuy Hòa. Thấy đang xây siêu thị chợ đêm, thi công nhộn nhịp và dự án phố đi bộ. Trên đường, chiều về thơm mùi nướng. Bà giáo nhận xét: ở đây hay ăn đồ nướng và nướng nhỉ ! Còn lại là các hàng nước mía. Gặp hai trẻ, chiều thứ Bẩy, bên nhau cốc nước mía, thân thiết vui đùa.



-----
Nắng chiều. Chụp bà giáo bên phòng Long Beach Hotel với đôi dép mầu xanh nước biển Tuy Hòa.



Bài tiếp theo. Tháp Nhạn về đêm.

2 nhận xét:

  1. Chúc mừng chuyến đi của bác VAN PHAM và mọi người. Tôi thích nhiều bức ảnh bác chụp thật nên thơ và độc đáo.
    Tôi từng có mặt ở hầu khắp các tỉnh lị của cả nước. Nhưng Tuy Hòa thì chỉ đi qua, mà chưa một lần dừng lại. Vì thế mà "thăm ghé" qua các bức ảnh của bác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bác đã ghé thăm.
      Em cũng lần đầu đến Tuy Hòa. Giá như ngày xưa vào dạy khoa Toán ĐH Quy Nhơn, chắc Phú Yên sẽ thành thạo lắm.

      Xóa