Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

Họ Phạm

BÀN THÊM VỀ HỌ PHẠM
(FB Phạm Lưu Vũ)
Họ Phạm vốn xuất hiện ở Việt Nam từ trước triều đại nhà Mạc rất xa (ví dụ Phạm Ngũ Lão thời nhà Trần...)
Chữ Phạm (范) có nghĩa (đen) là khuôn đúc. Theo truyền thống Phật giáo, Phạm là 1 họ của chư thiên (Phạm Thiên). Ấn độ thời Đức Phật Thích Ca có một dòng tu gọi là Phạm Chí. Dòng Phạm Chí chuyên tu thập thiện để được đầu thai lên cõi trời, nên lấy sẵn họ Trời đặt tên cho dòng tu của mình.

Phạm còn có nghĩa Phạm âm. Là ngôn ngữ chung của mọi chúng sinh. Đức Phật thuyết pháp bằng Phạm âm, tất cả các loài nghe đều hiểu. Không những thế, Phạm âm vi diệu tới mức chúng sinh có căn tính đến đâu, sẽ tiếp thu đến đó. Phật tử thuộc chủng tính nào, sẽ nghe ra pháp của chủng tính đó. Ví dụ người có chủng tính Thanh Văn nghe ra pháp Tứ Đế, người có chủng tính Duyên Giác nghe ra pháp 12 nhân duyên, người có chủng tính Bồ Tát, nghe ra pháp lục độ ba la mật…
Chữ Phạm đậm đặc màu sắc Phật giáo như vậy, cho nên người đầu tiên dùng chữ Phạm làm họ có lẽ là 1 người theo Phật chăng? Nghĩa là họ Phạm có từ rất lâu, ít nhất cũng từ khi đạo Phật truyền sang nước ta.
Sau thời nhà Mạc, xuất hiện thêm một số dòng họ Phạm đổi từ họ Mạc sang để tránh bị triều đình Lê – Trịnh trả thù.
Những người mang họ Mạc đầu tiên nghĩ đến chuyện chuyển sang chữ Phạm, theo tôi có mấy lý do:
1- Chữ Phạm có những ý nghĩa như trên, là một chữ rất lành.
2- Chữ Phạm giữ lại được bộ thảo đầu (艹) của chữ Mạc (莫). Các họ khác cũng có gốc Mạc như họ Phan (蕃); họ Hoàng (黄 ); họ Thái (蔡 )… cũng dùng nguyên tắc này.
3- Họ Phạm vốn đang có sẵn, vì thế rất dễ che giấu lẫn lộn.
4- Phạm còn có nghĩa phạm nhân, phạm tội. Các cụ cũng sẵn sàng tự coi mình là những phạm nhân của chế độ đương thời (cho nên mới phải đổi họ).
Ngoài ra, để nhắc nhở con cháu nhớ đến gốc Mạc của mình, các cụ còn dùng họ kép, nghĩa là thêm 1 chữ nữa, họ có 2 chữ. Như chữ Viết (曰), thành họ Phạm Viết. Chữ Viết là chữ Mạc giữ lại phần giữa, bỏ đi phần đầu và phần cuối. Cụ Phạm Viết Quảng, cận tổ họ Phạm Khắc làng Kinh Thanh lại đổi chữ Viết thành chữ Khắc (克) thành họ Phạm Khắc. Chữ Khắc là chữ Mạc sau khi lược đi 1 nét ở cả 3 bộ.
Các nhà tông tộc học hiện đại hầu như không hiểu điều này, cho rằng nước ta không có họ 2 chữ (họ kép), gọi bừa tuốt tuột chữ thứ 2, thứ 3… trong họ tên con người ta thành “tên đệm”. Thật là 1 sự lười biếng, ngu dốt và vô trách nhiệm.
Làng tôi ngoài họ Phạm Khắc, còn có họ Phạm Văn, họ Phạm Hữu… Phân biệt rõ ràng. Trong đó các chữ “Khắc”; chữ “Văn”; chữ “Hữu” là chữ cấu thành một họ, hoàn toàn không phải “tên đệm”.
------
Các comment trên trang.
Mai Thanh Sơn. Hoàn toàn đồng ý với anh. Hiện tượng họ kép ở Việt Nam khá phổ biến. Tiếc là nhiều khi con cháu của chính những dòng họ đó cũng không hiểu hết nên tùy tiện bỏ một chữ để thay bằng chữ khác mà người ta cho rằng chỉ là tên đệm.

Alex Smith. Bác xem lại sách Đông Chu Liệt quốc sẽ thấy có họ Phạm trước khi có đạo Phật. Họ Phạm là lục khanh nước Tấn, sau bị diệt. Phần lớn họ người Việt lấy theo họ TQ, cũng như người Philippine lấy họ theo người Tây ban nha. Điều này thường xảy ra do ảnh hưởng văn hóa xã hội khi một dân tộc bị nô dịch một thời gian dài hoặc bị ảnh hưởng văn hóa, tương đồng về ngôn ngữ(nếu không tương đồng về ngôn ngữ sẽ như trường hợp người Nhật bởi phải đặt họ 2 chữ các họ như Bản kỳ, Tây hương, Đức xuyên ...). Họ 2 chữ của người Việt là do ý muốn phân chi ngành thành ra đặt thêm họ đệm (không phải tên đệm). Thí dụ: họ Đặng có Đặng Đình, Đặng Xuân, Đặng Văn, Đặng Trần, Đặng Vũ ... đều là cùng 1 tổ là cụ Đặng Hiên. Nhưng, trong cách đặt tên của người Việt cũng có tên đệm, tên lót ... thành ra có tên 4 chữ (không giống tên 4 chữ của nhật nghe) như Phạm Khắc Xuân Mai ... ngày này còn đặt kèm theo họ mẹ nữa thành ra cá biệt có tên 5 chữ: Đặng Vũ Lê Minh Anh ...

Phạm Lưu Vũ. Tôi nói họ Phạm ở nước ta, không nói họ Phạm bên Tàu. Vả lại tôi cũng không khẳng định, mà nói "ít nhất... " Bạn thông thạo tông tộc thế giời như vậy thì cũng nên đọc kĩ trước khi bắt bẻ.

Thường Dương. Các tộc người Việt trước đây theo mẫu hệ, chỉ dùng tên, không dùng họ... Sau chịu ách đô hộ của Trung Quốc, để quản lý hộ tịch, hộ khẩu...họ ghi chép sổ sách, gắn họ cho dân bản địa. Nhiều họ hiện nay vốn là của người gốc Trung Hoa...Mặt khác chuyện chữ nghĩa, ghi chép của người gốc Việt vốn hạn chế nên phả hệ, dòng họ gặp nhiều khó khăn trong nghiên cứu, tìm hiểu.

Phạm Lưu Vũ.  Điều này đúng thời kì sơ khai, nhưng bản thân người Việt sau khi đã "Việt hóa" âm Hán, về sau tất có nhiều vị tổ tự đặt họ cho mình, (tất nhiên cũng học theo chữ Tàu).

Nguyen Duy Quang. Không chỉ có một phần họ Mạc chuyển thành họ Phạm để tránh khủng bố mà trước đó, họ Lý tự chuyển thành họ Mai, họ Bùi, họ Nguyễn...để lánh nạn khi Trần Thủ Độ tuyên bố: nhổ cỏ phải nhổ tận rễ.

Alex Smith. Mượn tút của bác Lưu Vũ Phạm để nói về họ tên, không có ý bắt bẻ các vị đâu nghe nhưng sẵn sàng tranh luận (không tranh cãi) với bạn nào coi tranh luận một sự tôn trọng cao nhất với tri thức.
Về việc đặt tên họ. Đúng như bạn Thường Dương nói, nột số họ bị áp đặt do nhu cầu hộ tịch, một số do làm con nuôi, nô tỳ của quan lại Thời Bắc thuộc nhưng tôi nghĩ (đoán thôi, không có chứng cứ) một phần lớn họ việt là do tự đặt. Vì sao?! Vì lúc đó xã hội Giao Châu đã phát triển khá cao(không còn xã hội mẫu hệ thuần túy, có lạc hầu, lạc tướng, lạc vương ...) nên có khả năng tầng lớp trên tiếp thu các họ Trung hoa, hoặc viết, hoặc đổi họ mình theo họ TH và chọn những họ ná ná như âm Giao chỉ để viết ... và do biến đổi của ngữ âm nên đến nay chưa phát hiện họ nào thuần Việt, trừ các dân tộc thiểu số phía nam như các họ của người Chăm, người Tây Nguyên như Dahma , Ksor ... (các dân tộc thiểu số phía bắc cũng mang họ TH nhưng đọc theo kiểu dt thiểu số để nhấn mạnh vẻ dtts thôi, thí dụ, Lưu Xuân Lý chính là Lù Xéo Lỷ - bác Lý quá đứng đắn nên không chịu đầu cơ tên họ). Tôi nghiêng về khả năng người Việt có họ trước khi rơi vào ách đô hộ của Tàu, có điều chúng ta chưa tìm được dấu tích thôi. Vì sao?! Vì tất cả người Việt đều có họ từ xa xưa. Chưa thấy sắc lệnh nào của các Triều đại yêu cầu phải mang họ. Không như trường hợp Nhật bản, tới tk 19, chỉ có quý tộc, quan lại mới có họ, xã dân không có họ, họ gọi nhau kiểu như anh Tư lò rèn, chị Ba cối xay ...
Về cách đặt họ, hiện tượng phổ biến là lấy tên nghề nghiệp hoặc đất đai làm họ, còn thấy rõ ở họ nước Anh như Schmith (thợ rèn), hay TBN như Cabrrero (chăn dê) ... tên đất như York (Anh), Borbones (Pháp) ... hay họ TH như Trần (nước Trần), Đặng (nước Đặng ) ... thế nên nói họ thuần Việt của người kinh là không còn dấu tích. Tôi không bàn về việc đổi họ do sự kiện lịch sử như Trần đổi thành Đặng, Mạc đổi thành Phạm hay bị buộc phải đổi họ như Lý đổi ra Nguyễn ...

Nguyễn Hồng Hưng. Một số nhân vật trong cổ tích, truyền thuyết Việt đã có họ rồi. Ví dụ như anh Thông họ Lý...ca tên và họ này trước đời Ân (giặc ân) người Việt đã có họ và tên thuần Việt. Còn trước nữa có thể là thời mà tộc Việt chưa di dời xuống vùng miền Bắc Việt Nam hiện nay, mà còn ở quanh hồ Động Đình và núi Ngũ Lĩnh (vùng này hiện nay thuộc Quảng Nam bên tàu) cũng đã có họ liền với tên. Tất nhiên sau này hòa lẫn đông đúc với người Hán và Hán lai bách Việt, Hán lai Giao Chỉ,v.v. Thực ra có thể nói ngược lại người Hán phía Nam lai họ của người Bách Việt được không nhỉ ?

Nguyen-Truong Hoan. Truyền thuyết/ cổ tích đó kể chuyện "trước đời Ân" nhưng quan trọng là người ta sáng tác ra truyền thuyết /cổ tích đó khi nào?

Alex Smith. Các truyền thuyết này chủ yếu được sáng tác vào thời Lý để hình thành nên ý thức dân tộc, con rồng cháu tiên, họ hồng bàng, con cháu 18 đời vua Hùng. Chuyện Thạch Sang, Lý Thông thì còn ra đời muộn hơn nhiều ở phía nam.

Nguyen-Truong Hoan. Cho nên không có cơ sở để nói họ Lý của nhân vật Lý Thônh đã tồn tại từ "trước đời Ân".

Mon Pham. Mình đọc 1 số bài ở trang nghiencuulichsu có viết thời ở phía Nam sông Dương Tử, quanh vùng Lĩnh Ngoại, dân tộc Việt đã có họ. Và họ Hùng với họ Mị là 1 trong những họ cổ của người Việt.

Anh Phan. Ý thức về dòng họ có lẽ xuất hiện trong dân gian chưa lâu lắm. Ngay bá hộ cự phú như họ Hồ Tây sơn đổi thành Nguyễn nhẹ không. Nữa là dân gian!

Pham Terry. Thế Các cụ từ 5 đời trước họ Phạm nhà tôi đều mang tên đệm Phạm Khắc, không hiểu sao đến đời ông nội tôi lại là Phạm Bá.
Cám ơn bài viết của anh.

Tú Trung Hồ. Hồ Quý Ly và Lê Thánh Tông ban cho người Chàm các họ như Phạm, Đinh. (Lười tra nhưng nhớ đâu chừng 5 họ)

Anh Phan. Xưa có công lớn, ncc được (bị) ban cho họ của vua, nhằm hạn chế họ hàng nc công ăn theo nữa
Phong Ba. Tôi họ Phạm nhưng tôi hiểu gốc gác các họ của người Việt nói chung và họ Phạm nói riêng hơi khác các quan điểm trên nhưng tranh luận trong thời buổi dân tộc cực đoan dễ bị lên án nên chọn cách "tọa sơn quan nhân luận" thôi.

Pham Hữu Thành. Họ Phạm ở Việt Nam, đã nối gia phả được rất nhiều. Phần lớn là hậu duệ của Phạm Cự Lượng.

Lại có họ Phạm ở Quảng Nam, gia phả có từ thời nhà Tần. Những người nói, họ của người Việt đặt theo tàu là chẳng biết gì. Nhiều họ có gia phả từ rất xưa. Lịch sử của người Việt còn xưa hơn người tàu. Bọn tàu toàn học lỏm, copy, dốt đặc, nên mới đốt sách để xoá đi chứng cứ. Ngay như kinh dịch hay thuyết âm dương ngũ hành, người tàu không hiểu được, chỉ dùng để bói toán , vì không biết nguyên lý gốc , chỉ có số ít người Việt hiểu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét