Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Hán Hồ

(cảm nhận qua TQ, nhớ lần vào Saigon tháng Ba, 1992)

Thương Xá GMC trên quảng trường Francis Garnier và Boulevard Charner
Ảnh của phóng viên Jack Birns làm việc cho tạp chí TIME-LIFE Magazines. 1948 
Bác Trương Qúy viết trên blog.
Về đâu, cũng là về đâu đó
Đâu cũng đìu hiu đất Hán Hồ.
   (Thơ Nguyễn Bắc Sơn)
Bạn nói, mượn chữ Hán Hồ là chỉ kiểu phiếm danh thôi. Chữ Hán Việt nghe hơi hoài cổ… vậy thôi.
Sài Gòn mùa này trời lúc dịu, lúc hoe hoe nắng “cho dzừa lòng nhau”
Bạn đã thấy nắng Sài Gòn chưa. Dạ thưa, đã thấy Trưng Vương qua khung cửa. Nhưng ngày nghỉ, không thấy cái vạt áo nào bay tốc lên trong gió rất sẵn và mây trời vần vũ. Thật nao lòng, Hà Nội trời mưa xuân trên phố.
Thời ông bà, khổ cực, nhưng sống bằng cái đẹp tự dệt lấy, cái hạnh phúc như lâng lâng. Thời nay biết nhiều hơn, phải chăng hơn nên nhìn đâu cũng thấy Hán Hồ!
Thấy nắng bừng lên, đường bỗng ầm ầm xe. Nguyễn Bính vui.
Sài lộ bừng lên dưới nắng vàng.

P/S. Hình ảnh cái nhà cổ nhất Sài Gòn hiện còn- tòa nhà do Nguyễn Ánh cho dựng năm 1790 để linh mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine) ở. Lúc đầu nhà này ở chỗ Thảo Cầm Viên bây giờ, đến năm 1900, được chuyển về cùng với tòa Giám mục ở vị trí số 180 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3 bây giờ. Ảnh TQ chụp  năm 2007, cũng "một mùa thu trước xa lăm lắm"


(Cảm ơn Bác Trương Quý)




















33 nhận xét:

  1. Thương xá và tên những con đường ấy giờ được gọi là gì bác ơi?
    Một góc SG xưa lung linh hoài niệm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đường Nguyễn Huệ giờ đó.
      Bạn mặc áo dài đẹp quá!
      Tôi đã mạn phép chép rồi.

      Xóa
    2. Vậy Thương xá CMG là Thương xá Tax bây giờ phải không ạ? Hay là khu khách sạn Rex bác VP? SG xưa và bây giờ có lẽ không khác xa mấy về độ sang trọng bác nhỉ?

      Xóa
    3. Yên Vũ đọc comments của Bác Ngọc Hiệp Phạm, rất chi tiết và chính xác.
      Thân!

      Xóa
  2. Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
    Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông!

    Nghe "Một mình" và hoài niệm về SG xưa thật nao lòng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, khi vào đó tôi thấy trời 'chợt mát' như câu hát đó.
      Xứ bắc rét nhưng khi đó ngột ngạt đất trời.
      Vì gia đình, tôi không vào dạy ở khoa Toán ĐHSP Saigon, nên khi vào gặp lại bạn xưa, lòng những bâng khuâng.

      Xóa
  3. Nhớ lắm...
    Đôi khi nhớ đến điên cuồng ài Gòn xưa !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ thi thoảng nhớ xưa cho đời trẻ lại.
      Cảm nhận về Saigon với tôi sâu đậm nhất là năm 1992 đó.
      Tình bạn, tình người và nghèo khổ hoang mang.
      Chúc Nắng vui!

      Xóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  5. hoài niệm bao giờ cũng đẹp dù có một thoáng ngậm ngùi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn cô giáo. Tôi, lòng những ngậm ngùi.

      Gió nhớ gì ngẩn ngơ ngoài hiên
      Mưa nhớ gì thì thầm ngoài hiên

      Xóa
  6. Đầu xuân chim én lượn bay
    Voi Bản Đôn cũng tập bay quê người
    Thăm quê hương Bác rạng ngời
    Giao lưu Đất tổ vui cười tình thân (~_~)
    [img] http://blog.yimg.com/3/wJmVQHV7s5.DqXVMEPiSFx.C3Z.2bnKf6AivNBvM6iewxQg5C07Lfw--/74/l/oCmaXBLPeAXSCgkbkrgtAw.jpg [/img]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thấy em đi vui chơi lận những ba tỉnh văn phòng. Anh cũng mừng.

      Xóa
  7. Hôm qua em còm 2 cái mà giờ sao ko thấy đâu hở anh trai cùng họ ơi ? Chúc anh ngày mới an lành nhé ! (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em à, trong mục quản lý của blog vẫn có comments của em, nhưng hình như cái blog này nó chỉ cho hiện 1 hiệu ững cho mỗi entry.
      Cảm ơn em, anh dãng uống cafe'. Ngon hết mình luôn.

      Xóa
  8. Tòa nhà ở tấm hình thứ nhất GMC đúng là Thương xá TAX trước năm 75 và bây giờ. Thời Pháp tên đầy đủ là Les Grands Magazins Charner. Nằm ở góc đường Nguyễn Huệ (thời Pháp mang tên Charner), và đường Lê Lợi (Bonard). Đối xứng bên kia là khu REX.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Bạn Ngọc Hiệp, tôi không rành về Saigon xưa. Nhưng lòng vẫn yêu thương.

      Xóa
  9. Riêng tấm ảnh thứ nhì, có nhiều tài liệu viết là ngôi nhà cổ nhất Saigon, của Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine) được gọi là dinh Tân Xá, hiện nay là ngôi nhà nguyện nằm trong khuôn viên tòa Tổng giám mục Saigon nơi đường Nguyễn Đình Chiểu (trước năm 75 là đường Phan Đình Phùng), quận 3. Trong sách Saigon năm xưa (NXB TP HCM, xuất bản năm 1997, trang 118), thoạt tiên cụ Vương Hồng Sển cũng cho là như thế.

    Tuy nhiên trong phần ghi chú phía dưới trang sách liền sau đó, VHS viết: "Tôi vừa điều tra lại, rõ ra tòa nhà gỗ năm căn cất trong vòng rào nhà Linh mục đường Phan Đình Phùng, như hiện nay ta thấy tu chỉnh làm tiểu giáo đường, vốn là nhà xưa của đức cha Lefebre, chớ không phải của đức cha Bá Đa Lộc. Nhà cũ Lefebre nầy, như vậy thuộc đời Tự Đức (1847-1883).

    Tôi chép thêm những tư liệu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thông tin này tôi tôi chép của Bạn Trương Quý. Tôi sẽ hiệu chỉnh Bạn à. cảm ơn bạn đã cung cấp tư liệu.
      Rất cảm ơn Ngọc Hiệp!
      Như bài tôi viết về những hàng me Saigon phải điều chỉnh nhiều lắm Bạn à!
      .
      Thân mến.

      Xóa
    2. Tôi chỉ đưa thêm thông tin, nhiều tài liệu viết là nhà của GM Bá Đa Lộc.

      Thân.

      Xóa
  10. Sài Gòn xưa không ồn ào náo nhiệt
    Sài Gòn nay dày đặc khói xe
    Sài Gon năm 1992 là thời kỳ bắt đầu khởi sắc rồi Bạn ơi .
    Chúc Bạn luôn vui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Bạn, ttoi cũng chỉ hiểu Saigon qua sách vở và biết nó từ những năm 1975 về sau.

      Xóa
  11. Cái đầu óc duy lí làm bu tui cứ loanh quanh với hai chữ Hán Hồ
    "Bạn nói, mượn chữ Hán Hồ là chỉ kiểu phiếm danh thôi" . Ừ thì phiếm danh, nhưng sao không từ khác mà phải là Hán Hồ.
    Vào thời cổ đại Tàu thì các dân tộc phương bắc và các dân tộc Tây vực được gọi là Hồ nhi. Hồ là tiếng Hán chỉ các dân tộc khác với ý khinh miệt. Bu tui thống kê ra có 25 dân tộc trên một vùng đất rộng lớn. Sau này người ta nói mặt trời không bao lặn ngoài nước Anh thì thời cổ bên Tàu cũng khó ai đi cho hết đất Hán Hồ. Nó rộng lớn, heo hút, buồn tẻ, nhàm chán... rất phù hợp với tâm trạng tác giả TQ khi sống những ngày ở SG. Hán Hồ là vậy chăng ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc là TQ dùng từ Hán Hồ để cảm một nỗi lòng như thơ Nguyễn Bắc Sơn.
      Bu đọc gốc của bài này sẽ thông cảm hơn. Hán Hồ vậy đó.
      Chào Bu!

      Xóa
  12. Nguyễn Bắc Sơn bên trên là một nhà thơ ở Phan Thiết (Bình Thuận), trước năm 75 là lính Saigon, thơ của ông hay, khẩu khí ngang tàng. Ông có tập thơ Chiến tranh VN và tôi khá nổi tiếng. Những câu thơ trên chắc là để tả tâm trạng nhà thơ, trong một lúc nào đó, nhìn quanh thấy cảnh vật đâu cũng đìu hiu, quạnh quẽ, như đất Hán Hồ (như bác Bu đã viết bên trên). Ông bạn TQ khi trích dẫn, chắc lúc ấy cũng có tâm trạng như thế.

    Nếu bác Bu chưa đọc Nguyễn Bắc Sơn, bác có thể vào Google gõ nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn, có mấy tên Nguyễn Bắc Sơn, nhưng cũng dễ kiếm vì có nhiều bài viết về ông và thơ của ông trên mạng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Bác Phạm (Hiêp).
      Khi đó (1992), tôi vào đó, cảm giác như đất Hán Hồ. Nên chia sẻ lòng qua bài viết của bác TQ.
      Thân!

      Xóa
    2. Bu sẽ tìm đọc Bắ Sơn như PNH giới thiệu
      Rất tán đồng ý kiến của PNH
      Bắc Sơn là người đầu tiên đưa cái khái niệm Hán Hồ
      TQ cũng cảm nhận Hán Hồ như tâm trạng Bắc Sơn
      Bu tui thì đi ngược các ông để coi Hán Hồ của các ông là gì...hihihi

      Xóa
    3. Mời Bu xem cả bài thơ của NBS có 2 câu trích ở trên. Giọng thơ như của Phạm Hữu Quang trong bài 'Giang hồ' vậy.

      Một ngày nhàn rỗi
      Tác giả: Nguyễn Bắc Sơn

      Buổi sáng mang tiền đi hớt tóc
      Vô tình ngang một quán cà-phê
      Giang hồ hảo hán dăm thằng bạn
      Mải mê tán dóc chẳng cho về.

      Về đâu, đâu cũng là đâu đó
      Đâu cũng đìu hiu đất Hán Hồ[1]
      Hớt tóc cạo râu là chuyện nhỏ
      Ba nghìn thế giới cũng chưa to.

      Tháng giêng ngồi quán, quán thu phong
      Gió Nhạn Môn quan[2] thổi chạnh lòng
      Chuyện cũ nghe đau hồn tứ xứ
      Thương Kiều Phong[3], nhớ tiếc Kiều Phong.

      Bày ra một ván cờ thiên cổ
      Thua trận nhà ngươi cứ trả tiền
      Mẹ nó, tiền ta đi hớt tóc
      Gặp ngày xúi quẩy thua như điên.

      Tóc ơi ngươi cứ tha hồ mọc
      Xanh tốt như mùa xuân thảo nguyên
      Từ Hải nhờ râu nên mới quạo
      Thua cờ tớ bỗng đẹp trai thêm.

      Lạng quạng ra bờ sông ngó nước
      Trên trời dưới đất gặp ông câu
      Ta câu con đú, ngươi câu đẻn
      Chung một tâm hồn tất gặp nhau.

      Khi gã Yêu Ly đâm Khánh Kỵ[4]
      Là đâm chảy máu trái tim mình
      Sông Mường Mán[5] không dung hào kiệt
      Muôn đời bóng núi đứng chênh vênh

      Tháng giêng có kẻ đi tìm cúc
      Nhưng cõi đời không có Cúc Hoa
      Thấy đám phù bình trên mặt nước
      Biết mình đi lộn nẻo bao la.

      Những khuôn mặt những người xuân nữ
      Phiêu bồng vĩnh cửu lẫn phù du
      Yêu rất khó vô tình cũng khó
      Khách đa tình sợ nhất mùa thu.

      Ghé thăm ông bạn trồng cây thuốc
      Mời nhau một chén rượu trường sinh
      Bát cơm tân khổ mười năm ấy
      Câu chuyện năm năm khiến giật mình.

      Nằm dưới gốc cây nghìn cánh bạc
      Dường như mặt đất tiết mùi hương
      Ngủ thẳng một lèo nay mới dậy
      Dường như mình cũng mộng hoàng lương.

      Dường như đứa trẻ nghìn năm trước
      Bây giờ đây vẫn trẻ trong ta
      Khi về râu tóc còn nguyên vẹn
      Một ngày loáng thoáng một ngày qua.

      Chú thích
      1. Trích từ lời nhạc phim Thiên Long Bát Bộ “Khước tiếu tha thế nhơn vọng yêu tương Hán Hồ lộ lai hạn” (Lại cười người đời những tưởng đem chặng đường Hán Hồ mà nản chí trai).
      2. Cửa ải của vạn Lý Trường Thành tại cực bắc của Trung Quốc, giáp với Mông Cổ, thuộc huyện Đại Huyện, tỉnh Sơn Tây. Sở dĩ cửa ải mang tên này vì nơi đó có rất nhiều chim nhạn. Nhạn Môn Quan nổi tiếng qua điển tích Chiêu Quân Cống Hồ.
      3. Còn gọi là Tiêu Phong, một trong ba nhân vật chính (Đoàn Dự, Kiều Phong và Hư Trúc) trong truyện kiếm hiệp Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung. Hình ảnh Kiều Phong được đánh giá là “hình tượng anh hùng đẹp nhất và cũng là hình tượng bi kịch nhất trong tất cả các truyện của Kim Dung”.
      4. Yêu Ly là một thích khách người nước Ngô đời vua Hạp Lư, thời Xuân Thu. Khánh Kỵ là con của vua Ngô Vương Liêu. Hạp Lư sợ Khánh Kỵ báo thù, dùng Yêu Ly để giết Khánh Kỵ. Việc ám sát bất thành, Yêu tự cho là mình “bất nhân, bất nghĩa, bất trí” và tự sát.
      5. Tên một dòng sông chảy qua địa phận tỉnh Phan Thiết, quê hương nhà thơ.

      Xóa
    4. Bà già sẽ về tìm đọc Nguyễn Bắc Sơn!
      Cũng thắc mắc "Hán Hồ" là gì? Sao lại nghĩ đến "Hán Hồ" giữa lòng Sài Gòn nhỉ?

      Xóa
    5. Bạn Hiệp đã giới thiệu qua về Bắc Sơn, thơ của ông hay, khẩu khí ngang tàng. Mai tìm đọc cho vui.

      Xóa
  13. Bản nhạc "Một mình" do Quang Dũng hát rất hay.

    Trả lờiXóa