Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Có một dòng Sông khác.

Sông Đà với mây bay trên núi Tản. Ảnh Xuân Bình

Nếu chỉ tính những dòng chảy có độ dài trên 10km, cả nước ta có khoảng 2860 dòng sông trong đó có 134 sông chính. Dọc bờ biển dài 3260 km, cứ cách khoảng 20km bờ biển lại có một cửa sông lớn. Có sông ở miền núi, đồng bằng, sông trên đầm lầy và sông chui qua các hệ hang động carter. Hướng của các dòng sông Việt Nam chủ yếu chảy từ Tây sang Đông, từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ đất liền ra biển Đông.
Sông Sêrêpôk
Sông Kỳ Cùng
Nhưng cũng có những dòng sông chảy ngược. Sê San (Krông Pơ Kô) và Sêrêpôk (Đắk Krông) hình thành ở khu vực Tây Nguyên rồi chảy ngược hướng Tây sang Camphuchia, đổ vào Mêkông. Sêrêpôk, khá đặc biệt vì nó là hợp lưu của hai sông Krông Knô và Krông Ana hiền hòa, khi hợp thành Sêrêpôk thì trở nên hung dữ với hàng loạt thác ghềnh liên tiếp như Gia Long, Dray Sap, Dray Nur, Trinh Nữ... Sông Kỳ Cùng, con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc qua thành phố Lạng Sơn, sang Trung Quốc. Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, xưa nàng Tô Thị bế con ngóng chồng trên núi, khóc nhìn sông chảy ngược


Bình minh trên sông Nhật Lệ. Ảnh Bulukhin

Nhật Lệ, con sông bắt nguồn từ núi UBò, CoRoi (Trường Sơn) chảy ra Biển Đông tại cửa Nhật Lệ. Một con sông chảy dọc. Kỳ lạ, sông chảy từ Tây, Nam về Đông Bắc. Tôi, khi gặp sông, ngỡ ngàng, thảng thốt trong câu thơ của anh Duật: Bao nhiêu người làm thơ đèo Ngang/ Mà quên mất con đèo chạy dọc. Phải chăng, ngược vậy, bờ nhánh Kiến Giang là quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ngược đầu nguồn lên phía tây là quê hương cụ Ngô Đình Diệm- Tổng thống VNCN. Phải chăng địa danh ngày trước của Đồng Hới lại là Động Hải một từ cần được hiểu là biển sâu. Phải chăng là con sông chảy dọc (ngược) trên một cuộc đất phẳng mở ra, dài và hẹp, nên cách 80 km mới thấy một cửa Tùng, sông Bến Hải - con sông chia cắt. Có phải chăng, một nghịch lý Quảng Bình?

Làng cá bè Tân Mai (sông Đồng Nai). Ảnh Hoài Nhân
Đồng Nai, con sông mượn tên một cuộc đất có nhiều nai, nên tên chữ là Lộc Dã. Sông Đồng Nai dài nhất chảy trên lãnh thổ Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Có một địa danh của những người Hoa "phản Thanh phục Minh" được chúa Nguyễn cho vào lập nghiệp, họ gọi theo âm người Hoa là Nông Nại (Đồng Nai) đại phố, người Việt gọi là Cù lao phố.
Quan sát những con sông, vẫn có cảm giác dù sông trôi thật chậm, vẫn thấy đâu đó, cứ ám ảnh mình những số phận của quê hương, dân tộc, con người trong hình ảnh dòng sông. Của những nông sâu bãi bờ, của khúc rẽ, khúc quanh, bên đục bên trong. Của lòng ai tâm trạng rối bời.
Chuyến đi nào
                 không
                      tầm tã nhớ thương.  ("Đi, đây Việt Bắc", Trần Dần).
Tôi đọc tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư, lòng cảm nhận ‘Sông” với nhiều nỗi ‘ra đi’ của từng thân phận, như cuộc đời ‘trôi’. Xin trích để cùng các bạn ngẫm suy về nó, một dòng sông khác.
Rừng bần Hưng Hòa (sông Lam)
… Sông Di phát nguyên từ dãy Thượng Sơn, sườn đông bắc của Puvan, xuôi về phía nam. Đây là dòng sông duy nhất chảy dọc theo đất nước, qua nhiều địa hình phức tạp, độ rộng hẹp cũng thay đổi bất ngờ.
... Ba cây số trước khi sông Di ra biển, sông chỉ là con rạch quanh quanh giữa cồn cát, đôi bờ là những bãi bần. Nó không có vẻ ra đi, mà nhận biển vào lòng. Nước sông mặn quắt, nắng càng lâu thì nước biển sẽ thè cái lưỡi dài nhằng của nó liếm vào sông hàng chục cây số.
Hai bên bờ rạch là những cây bần lớp quỳ lớp đứng thành chòm, thành rừng. Cây lá thưa, cành rời nên có mọc dày cũng không thấy chen chúc, vẫn thấy những khoảng trống. Dầm chân trong sình lầy, mỗi cây là một đìu hiu … Ngửa mặt thấy phía trên những nhánh bần de ra lòng lạch là trăng chiều mỏng gai gai lạnh. Như một cô gái vừa qua cơn sốt, lả người tựa cửa sổ ngó ra sân nắng.
Cây bần lơ thơ làm người ta không nói nổi. Không hiểu vì sao bon đom đóm lại thích sống trong đám rừng này, có lẽ vì bọn chúng họp thành bầy cũng không thành hội, giống như loài cây kia.
Chợ Mù Sa nằm ngay cửa sông Di, ở bờ khác, cũng là một cái cồn cát lớn. Có cái gì đó hơi giống nhau ở cửa sông Di và những cửa sông mà cậu từng biết, là một bên sông có vẻ khá giả sầm uất, bên kia thì hiu hắt, tách biệt, như là ở một trời khác, đời khác, dù bên này ới bên kia nghe.
Những dòng sông luôn làm tốt cái việc chia cắt của nó.
… cồn cát này sắp bị nước biển nuốt mất, nhưng mấy thím đang ngồi làm cỏ rẫy thì lia mũi dao về phía trời ngó bộ rất coi thường, “ối người xứ này đất bồi thì ở đất lở thì đi, lo cũng không khỏi…. - trích ‘Sông’ NNT.
Sông Di xưa là dòng sông đẹp. Bây giờ, “dòng sông của những mảnh đời con con” của những vùng đất trôi qua luôn, những con người không còn gặp lại. Có chỗ, các cô gái ven bờ ‘ợ lên toàn mùi sương, vì họ ăn sương’…
***
Ẩn Long
Tháng Hai, xuân đã già. Đã có nắng chảy ròng bên thềm cửa. Cũng chẳng thấy vị thanh tao của nắng. Nhưng nỗi khao khát được chìm sâu vào một cái gì đó, mềm và diu ngọt, thỉnh thoảng lóe lên…


Ngày ấy bên bờ sông Lam. Ảnh VanPham


Bạn Bạch Dương và Minh Châu tặng đặc sản Sông rất tuyệt. Vì trang của tôi dở chứng nên không hiện, chép lại cho các bạn thưởng thức.
Món nào cũng ngon và hay. Cứ nắm mắt này lại he hé cả hai. bạn thích món nào.

 photo image020.gif



35 nhận xét:

  1. Tem vàng nhà anh trai cùng họ nha ! (~_~)

    Trả lờiXóa
  2. Chúc anh trai cuối tuần an lành hạnh phúc nha
    Nghiên cứu sông làm chi rứa anh ? Cội nguồn của biển cũng từ những dòng sông yêu thương anh nhỉ ? (~_~)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thời gian đã trôi qua không bao giờ trở lại như câu nói “không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Tuổi thơ, giờ đây là dĩ vãng, chỉ còn những nuối tiếc vấn vương. Không trở về với quá khứ dấu yêu nhưng mỗi chúng ta vẫn khắc sâu trong tim mình những tháng ngày hồn nhiên nơi bến sông xưa ấy.
      ...
      Sông cũng như người ấy
      Có khi vui buồn có khi hờn ghen chỉ tình yêu tuổi thơ mới thấy
      Ôi những con thuyền giấy những năm tuổi thơ đã đi về đâu ?
      Ðể mình tôi nhớ nhung bây giờ.

      Xóa
  3. Mỗi dòng sông mang một nét đẹp, một dấu ấn riêng... Có những dòng sông êm đềm và cũng có những dòng sông hung hãn... Dòng sông đời thì luôn xuôi ngược chảy trôi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sông Di trong tiểu thuyết 'Sông' là "dòng sông của những mảnh đời con con" cùng nhiều thân phận đau thương. Sông không chỉ hiền hòa. Khi con người xử ác (lấn bờ, chặn dòng..), sự trả thù của sông thật khủng khiếp ...

      Xóa
  4. "..Sông Di phát nguyên từ dãy Thượng Sơn, sườn đông bắc của Puvan, xuôi về phía nam. "
    Sông Di chảy qua những tỉnh nào vậy bạn ?
    Chúc bạn cuối tuần luôn vui .
    [img]http://friends18.com/img/weekend/0208.gif[/img]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Bạn về lời chúc thân thương.

      Bạn à, Di là tên con sông trong tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư.
      "Có quãng sông Di chảy song song với Mê Giang dài gần trăm cây số, hai con sông chỉ cách nhau vạt đông. Cũng như từng vũng nước, cục đất trên cái quốc gia hình chữ S,sông Di phải cứng kiến nhiều cuộc binh biến loạn lạc..." (trích tiểu thuyết Sông)

      Xóa
  5. Bài viết về những con sông hay, tuy nhiên về sông Đồng Nai, hoặc địa danh Đồng Nai, tôi xin góp chút thiển ý. Đồng Nai là tên Việt, là nơi xưa có nhiều nai, tên chữ Hán Việt là Lộc Dã. Nông Nại, sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức có nhắc đến, là tên sử sách Trung Hoa gọi Đồng Nai theo âm của họ, phiên âm từ Đồng Nai. Như vậy Đồng Nai là tên Việt, còn Nông Nại là phiên âm từ Đồng Nai của người Hoa, chứ không phải tên của người Miên. Ở Biên Hòa có một địa danh khác mà ngày xưa những người Hoa "phản Thanh phục Minh", được chúa Nguyễn cho vào lập nghiệp, gọi theo cách của họ là Nông Nại đại phố, người Việt gọi nơi đây là Cù lao phố.

    Đồng Nai, cùng với Sài Gòn (Sài Gòn thì nhiều nhà nghên cứu cho rằng từ tiếng Miên), là nơi mà chúa Nguyễn xưa đưa người vào, đặt những cơ sở đầu tiên của người Việt ở miền Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Bạn, tôi đã đọc và xem lại.
      Xin bạn về tư liệu và sửa vào bài viết.
      Thân.

      Xóa
    2. Như bạn đã biết, tôi rất thích tìm hiểu về tên gọi của đất nước, nhất là những nơi mình sinh sống, đã đi qua. Chẳng hạn Saigon, có nhiều giả thiết về nguồn gốc tên gọi Saigon, nhưng đa số học giả nghiêng về tên PREI NOKOR của người Khmer.
      Người Hoa gọi Saigon là XI CÚN, XÂY CÓN, âm Hán Việt là TÂY CỐNG, cho nên cũng có người cho rằng Saigon là do tên XI CÚN, XÂY CÓN của người Hoa mà ra. Thực ra là ngược lại, XI CÚN, XÂY CÓN là phiên âm của Saison.
      Tình thân.

      Xóa
    3. Cảm ơn Bạn, tôi đã chỉnh bài viết. Mời Bạn góp ý.
      Tôi cũng rất thích đề tài 'tên đất'
      Chúc vui. Thân

      Xóa
  6. Bài ký hay! đọc thấy dịu dàng cuốn hút và có lý để hấp dẫn người đọc Sỏi thấy thích, Cảm ơn anh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Bạn đã đọc. Tôi cũng rất thích cái 'hóm' dịu dàng bên trang nhà Bạn.
      Chúc vui!

      Xóa
  7. bài đọc hay và bổ ích vì hiểu thêm về những con sông quê hương. Cảm ơn tác giả!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn có biết không.
      "Sông thấy mênh mông mà đễ giết. Người ta ước tính, làm một dòng sông cạn con dễ hơn làm một con đường. Sông Di cũng đang bị những dãy nhà ven bờ chồm ra bót nghẹt."
      Thấy mà xót xa.
      Cảm ơn Bạn!

      Xóa
  8. Có một dòng Sông khác là dòng sông gì vậy anh VP ơi! Đoạn cuối của anh như ẩn chứa một nỗi niềm.

    Vâng, mới vào quá giữa tháng hai, mà xuân đã chuẩn bị già thật rồi, riêng trong Nam thì trời nắng lắm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là con sông đất nước trong hình hài những con sông thực.
      Người Việt gọi sông là Bà, là Cái.nín nhịn và dịu dàng, khéo léo và có vẻ vô hại, nhưng đầy thù hận và nguy hiểm khi con người xử ác với sông.
      Chúc Mai vui!

      Xóa
  9. Những dòng sông ở miền Tây Nam bộ đều bên lở bên bồi rất rõ,như một quy luật của cuộc sống vậy . Không biết những con sông ở vùng, miền khác có vậy không ?

    Khi người ta có một dòng sông gắn với ký ức tuổi thơ , người ta luôn khao khát một ngày nào đó sẽ trở lại dòng sông xưa , chỉ để ngồi bó gối nhìn mông lung ra dòng sông lững lờ trôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quê tôi miền bắc, sông cũng bên lở bên bồi như ngày ấy, dù ngày nay con người cưỡng bức.

      Chúng ta đều mến yêu sông.
      Cảm ơn Bạn ghé thăm.

      Xóa
  10. Qua sông thì phải bắc cầu.
    Sông Gianh tên cũ là Linh Giang có hàng ngàn năm tuổi. Gianh là gì? Chưa ai trả lời được cho rốt ráo. Bu tui vốn phu lục lộ làm nghề bắc cầu rất muốn đặt tên cầu qua sông Gianh là cầu Linh Giang. Ông bộ trưởng Lê Ngọc Hoàn đọc bài viết của bu khen mày viết hay lắm ....nhưng ông quên mất cho đến khi về hưu...Hưởng ứng bài viết của bạn bu xin trích một đoạn trong bài "Tên sông , tên cầu"
    ------------


    Qua sông phải dọn mình là cách nói của nhà thơ. Dâng hương cầu nguyện là thành tâm của người tin có thần sông và linh hồn tồn tại. Tôi làm nghề thợ cầu, nên mỗi lần qua sông lại vơ vẩn nghĩ về tên sông tên cầu - những “định hình” có vẻ như không còn gì để mà nghĩ ngợi nữa. Nhưng xem ra cũng chưa hẳn thế. Xưa kia hoàng đế La mã là Pontifex nay là danh hiệu của Giáo hoàng có nghĩa là người bắc cầu. Pontifex vừa là người bắc cầu vừa chính là chiếc cầu ấy (4). Vị thiền sư người Nhật ở thế kỷ 13 là Nichiren nói về đức Phật rằng: “Đối với chúng sinh ngài là chiếc cầu lớn, giúp chúng vượt qua ngả chéo 6 con đường” (4) thì ra khối vật chất bê - tông cốt thép khi đã thành cây cầu, nó nghiễm nhiên đi vào biểu tượng văn hoá nhân loại như một sự tất yếu. Vậy tìm đặt một cái tên xứng đáng cho cây cầu qua sông Gianh mới hết tuổi “thôi nôi” đã có sức mạnh Phù Đổng kia cũng đáng để chúng ta suy nghĩ lắm thay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Bu.
      Tôi tìm bài này trên mạng mà không thấy. Rất thích đọc những bài như vậy.
      Vâng "đặt một cái tên xứng đáng cho cây cầu qua sông Gianh mới hết tuổi “thôi nôi” đã có sức mạnh Phù Đổng kia cũng đáng để chúng ta suy nghĩ lắm thay."

      Chúc Bu vui!

      Xóa
  11. "Nó không có vẻ muốn đi mà nhận biển vào lòng." Một con sông thật là tình cảm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Bà Tám về một dòng sông tình cảm.
      Sang nay đầu tuần, đọc lại các bài viết xưa của bạn, thấy thiếu nhiều.

      Tám mở tệp khi tải từ yahoo về dạng HTML Document về, khi đó có một trang website và từ đó lấy lại bài viết, hình và comments.
      Chúc vui!

      Xóa
  12. năm nay học sinh cấp 3 thi tốt nghiệp môn địa lý mà anh viết bài nầy thật bổ ích đó, anh vui nha!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi thi Đại học môn Địa là khối A.
      Học sinh ta học Địa lý chỉ học về đất (chiếm đất) chứ không học đất từ người. Địa mà không có lý.
      Chào Mộc.

      Xóa
  13. Em thích cái mặt cười kia của anh hơn mặt cười này anh ạ !

    Miền trung nắng cháy bờ đê
    Nếu anh nhớ thì về thăm em :D:bh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em ui!
      Cảm ơn Em, ô comments của anh chỉ chịu được một hình, nó sẽ không cho hiện comments khác. Anh đã chép lại và đăng. Ngày 1 tháng Tư, em cho ăn món ảo. Cảm ơn, còn hơn nhịn suông.

      Xóa
  14. Tuần mới nhiều may mắn và hạnh phúc bạn nhé về Có một dòng Sông khác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Minh Châu, tôi phải chép lại comment này.
      Chúc Bạn vui!

      Xóa
  15. Món rung rinh thì ngon.
    Cái không rung rinh thì thích.
    (vui)

    Trả lờiXóa
  16. Hì......Ong vốn kém lắm chả nhớ được bao nhiêu, để đọc đi đọc lại bài này sẽ rõ thêm nhiều, cám ơn Bác nhé! Em vừa mới được ngắm sông Đồng Nai từ chùa Bửu Long đấy, nhớ một bạn đã bảo: biết ít- lạ nhiều. Kệ biết dần theo các bài viết thế này cũng thú vị lắm chứ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chùa được xem là ngôi tổ đình của Phật giáo Nam tông Việt Nam, đây là địa điểm cư ngụ và tôn thờ Hòa thượng Hộ Tông, vị khai sáng Phật giáo Nam tông. Vì vậy chùa được gọi là Tổ đình Bửu Long.
      Chắc Ong sẽ thưởng thức Cà phê Cây bàng.
      Sông Đồng Nai đẹp không chỉ vì nó nằm trọn trong đất Việt mà còn vất vả vì cõng thác gềnh. Bây giờ con người đang cắt khúc nó.

      Xóa
  17. Mấy cái com của tôi đâu mất rồi !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn, chắc mạng chưa kịp tải.
      Chúc ngủ ngon.

      Xóa