Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Thiên long bát bộ

Ba vị anh hùng trượng nghĩa, si tình: Kiều Phong, Đoàn Dự và Hư Trúc.

Mỗi lần đọc xong, tôi thả rơi cuốn sách, rồi thẫn thờ buồn đến mấy ngày. Trong đầu tôi cứ lởn vởn hình ảnh tội nghiệp của Mộ Dung Phục. Những gì chàng thanh niên này vọng tưởng và cố sức đạt cho được bằng mọi cách nhưng bất thành, thì Hư Trúc và Đoàn Dự đều có được một cách đương nhiên hoặc ngẫu nhiên dễ dàng. Thật là:
Tháng giêng ngồi quán, quán thu phong
Gió Nhạn Môn quan thổi chạnh lòng
Chuyện cũ nghe đau hồn tứ xứ

Thương Kiều Phong, nhớ tiếc Kiều Phong.
(Thơ Nguyễn Bắc Sơn)



Thiên long bát bộ là một tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung.
Tác phẩm được bắt đầu được đăng trên tờ Minh báo ở Hồng Kông và Nam Dương thương báo ở Singapore vào ngày 3 tháng 9 năm 1963, liên tục trong 4 năm. Đây là tác phẩm viết với thời gian lâu nhất và cũng là tác phẩm dài nhất của Kim Dung (gần hai triệu chữ). Nội dung tác phẩm thấm đượm tinh thần Phật giáo mà Kim Dung vốn ngưỡng mộ, tiếng nói của Phật giáo trong tác phẩm vừa dịu dàng sâu lắng vừa thật hiển minh, quán xuyến từ đầu chí cuối tác phẩm. Có thể nói Thiên long bát bộ là tác phẩm vĩ đại nhất của nhà văn Kim Dung.
Thiên long bát bộ cũng đã được chuyển thể thành phim truyền hình nhiều lần bởi cả các nhà sản xuất Trung Hoa đại lục và Hồng Kông.

Hai cô Mai kiếm và Trúc kiếm
Ý nghĩa tên Thiên Long Bát Bộ.
Tựa đề của Thiên Long bát bộ xuất phát từ kinh Phật, nói về cái phức tạp và đa dạng của con người trong xã hội. Đó là tám loại phi nhân có sức mạnh hơn người nhưng không phải là người: Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Gia. Tám loài này do Thiên và Long đứng đầu nên gọi là Thiên Long bát bộ.
Thiên: thiên thần (Deva), đứng đầu bởi Đế Thích. Thiên thần trong Phật giáo vẫn còn trong cõi sinh tử, có sống có chết, có tất cả mười hai thiên thần quan trọng nhất tượng trưng cho tám hướng và bốn tinh thể của vũ trụ: mặt trời, mặt trăng, bầu trời và mặt đất.
Long: rồng (Naga) nhưng không có chân, trông giống như một con mãng xà lớn, là chúa tể các loài trong nước. Kinh Phật kể rằng một con rắn tên là Mucilinda da cuộn thành một cái tàn che cho đức Phật nhập định trong một cơn giông bão.
Dạ Xoa: (Yaksha) quỷ thần (thần ăn được quỉ), có thể tốt hoặc xấu. Dạ Xoa Bát Đại Tướng có nhiệm vụ bảo hộ chúng sinh.
Càn Thát Bà: (Gandharva) nhạc thần thân thể tỏa mùi thơm, phục thị Đế Thích, không ăn thịt, không uống rượu.
A Tu La: (Asura) đại diện tính xấu xa của con người.
Ca Lâu La: (Garuda) chim đại bàng cánh vàng đầu có một cái bướu to gọi là Như Ý Châu, tiếng kêu bi thảm, được người Trung Hoa bản địa hóa thành Đại Bàng Kim Sí Điểu. Ca Lâu La thích ăn rồng, khi chết chất độc xông lên cháy tiêu thành tro, chỉ còn một trái tim xanh biếc.
Khẩn Na La: (Kinnara) nhạc thần của Đế Thích, đầu có sừng, giỏi múa hát.
Ma Hầu La Gia: (Mahoràga) là thần rắn, mình người đầu rắn.


Tóm tắt.
Kim Dung đã chỉnh sửa truyện này ba lần, lần gần nhất là vào năm 2009 để truyện có tính bắc cầu với Anh hùng xạ điêu. Có tổng cộng 50 hồi, tên các hồi hợp lại thành 5 bài từ, mỗi bài từ bao gồm tên của 10 hồi.
Câu chuyện xoay quanh mối quan hệ phức tạp giữa nhiều nhân vật đến từ nhiều nước khác nhau: Tiêu Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc. Với tác phẩm này, Kim Dung muốn nói đến mối quan hệ nhân - quả giữa chính bản thân các nhân vật với gia đình, xã hội, dân tộc, đất nước. Câu truyện xảy ra vào thời Bắc Tống và còn bao gồm các cuộc chiến tranh giữa nhà Tống, Đại Lý, Đại Liêu, Thổ Phồn và Tây Hạ.
Nhân vật.
Chính diện.
Kiều Phong (喬峰)
Tiêu Phong (喬峰) - sau này được gọi là Kiều Phong. Giới giang hồ còn gọi là "Bắc Kiều Phong". Tiêu Phong là một người có võ công rất cao cường và đã từng là bang chủ Cái Bang.

Đoàn Dự (段譽)
Đoàn Dự (段譽) - hoàng tử Đại Lý, anh em kết nghĩa của Tiêu Phong và Hư Trúc, không biết võ công nhưng sau này may mắn trở thành một trong những người có võ công cao nhất trong truyện.
Hư Trúc (虚竹)
Hư Trúc (虚竹) - đầu tiên là một hòa thượng chùa Thiếu Lâm, may mắn học được võ công cao cường, trở thành chưởng môn của phái Tiêu Dao chủ nhân Linh Thứu Cung phái Thiên Sơn.

Vương Ngữ Yên (王語嫣) - thần tiên tỷ tỷ.
Vương Ngữ Yên (王語嫣) - là một cô nương hoàn hảo từ dung mạo cho đến trí tuệ và lai lịch. Xuất thân từ gia đình hoàng tộc Đại Yên, nhan sắc của nàng làm cho anh chàng si tình Đoàn Dự phải ngẩn ngơ ngay lần đầu gặp gỡ. Vương Ngữ Yên được trời phú cho một trí tuệ thông minh mẫn tiệp hơn người, thuộc làu mọi kinh sách võ thuật trong thiên hạ. Khiếm khuyết duy nhất trong đời nàng chỉ là đã từng quá si mê người anh họ Mộ Dung Phục.

A Châu



A Châu - người con gái duy nhất mà Kiều Phong yêu quý nhưng nàng vì cứu cha mình (Đoàn Chính Thuần) đã giả trang thành ông và đã không may bị Kiều Phong đánh chết. Nhà thơ dịch giả Nguyễn Tôn Nhan cảm khái A Châu:
"Linh hồn thục nữ bao dung
Nhạn môn quan hẹn mộng trùng lai xưa
Lệ thương biết mấy cho vừa"







Phản diện.
Mộ Dung Phục - Vương Ngữ Yên
Mộ Dung Phục - hay còn được gọi là "Nam Mộ Dung". Hắn là dòng dõi người Tiên Ti, người kế tiếp ngôi vị của triều đại Hậu Yên đã bị sụp đổ. Hắn tìm mọi cách để khôi phục triều đại của mình. Cuối cùng hắn trở nên điên mà luôn mơ tưởng là mình là hoàng đế.

Du Thản Chi - "Thiết Sửu"
Du Thản Chi - hay còn được gọi là "Thiết Sửu" (Hề Sắt) - cha hắn đã bị Kiều Phong đánh chết trong cuộc đại chiến tại Tụ Hiền Trang nên từ đó hắn luôn muốn giết Kiều Phong để trả thù. Vô tình được A Tử bắt được, mặc dù nhiều lần bị A Tử làm hại nhưng hắn vẫn yêu A Tử và luôn phục tùng nàng. Hắn đã đeo mặt nạ để làm vui nàng, cho nàng đôi mắt. Nhưng những điều hắn làm đã không được đền đáp. Nhà thơ dịch giả Nguyễn Tôn Nhan cảm khái Du Thản Chi:
"Cuồng điên máu lệ tình câm
Bước chân A Tử xa xăm muôn trùng
Bóng chiều quan ải mông lung"

Cưu Ma Trí
Cưu Ma Trí - một hòa thượng nước Thổ Phồn, bằng hữu của Mộ Dung Bác. Hắn lúc nào cũng muốn được học các bí kíp võ công cao siêu. Hắn được Mộ Dung Bác, sau khi đã lén lấy đi và học các bí kíp trong chùa Thiếu Lâm, truyền lại cho hắn. Cuối truyện hắn bị tẩu hỏa nhập ma vì chỉ học phần ác mà không học phần thiện của các môn võ công đó. Hắn đã may mắn thoát chết khi Đoàn Dự hút hết nội công.

Đinh Xuân Thu
Đinh Xuân Thu - một đồ đệ phản bội của Tiêu Dao phái. Hắn rất giỏi dùng độc dược và đã vô tình làm mù A Tử khi đánh nhau với Mộ Dung Phục. Cuối cùng bị Hư Trúc Chưởng môn nhân phái Tiêu Dao trừng phạt.
Mộ Dung Bác - cha của Mộ Dung Phục, người đã giả chết để trốn vào chùa Thiếu Lâm lén học các bí kíp võ công. Chỉ có nhà họ Đoàn và nhà sư quét rác biết hắn vẫn còn sống.

Đoàn Chính Thuần và  các bà vợ.
Từ trái qua: Bạch Phượng, Tần Hồng Miên,
Vương phu nhân, Nguyễn Tinh Trúc, Cam Bảo Bảo
Đoàn Chính Thuần và vợ con
Đoàn Chính Thuần đã có nhiều cuộc tình vụng trộm và có nhiều con mà không hay biết. Để rồi hóa ra người yêu của Đoàn Dự lại là anh em cùng cha khác mẹ (nhưng thật ra cuối truyện Đoàn Dự chỉ là con hờ của Đoàn Chính Thuần).
Đoàn Chính Thuần - em trai của hoàng đế Đại Lý đương triều. Tất cả người tình của Đoàn Chính Thuần cuối truyện bị Mộ Dung Phục giết chết và rồi ông cũng tự tử theo.
Vợ:
Đao Bạch Phượng - mẹ của Đoàn Dự. Vì ghen ghét Đoàn Chính Thuần có nhiều người tình, bà cũng ngoại tình với Đoàn Diên Khánh, và Đoàn Dự là kết quả của chuyện này, sau khi Đoàn Chính Thuần chết bà cũng tự tử theo.
Lý Thanh La - Vương phu nhân, mẹ của Vương Ngữ Yên
Lý Thanh La - Vương phu nhân, mẹ của Vương Ngữ Yên. Bà là con gái của tiểu sư muội Lý Thu Thủy và chưởng môn phái Tiêu Dao - Vô Nhai Tử; họ Vương là họ của chồng bà.
Cam Bảo Bảo - mẹ của Chung Linh.
Tần Hồng Miên - mẹ của Mộc Uyển Thanh.
Nguyễn Tinh Trúc - mẹ của A Châu và A Tử.
Mã Phu Nhân - (Khang Mẫn). Bà không có con và cũng là một người tình độc ác của Đoàn Chính Thuần. Bà đã mưu sát chồng mình là Mã Đại Nguyên, phó bang chủ của Cái Bang vì chồng không chịu tiết lộ bí mật của Tiêu Phong và sau này bà ta cho biết bà ta làm điều đó chỉ vì Tiêu Phong không thèm ngắm nhìn mình.
Con:
Vương Ngữ Yên chính ra phải là Đoàn Ngữ Yên (bản sửa chữa trước là Vương Ngọc Yến)- mới 16 tuổi nhưng được coi là bách khoa toàn thư về võ thuật. Và được coi là mỹ nhân đẹp nhất trong Thiên Long Bát Bộ.
Đoàn Chung Linh
Chung Linh chính ra phải là Đoàn Chung Linh - Có thể coi là người ngây thơ, dễ thương nhất trong các con của Đoàn Chính Thuần.
Đoàn Uyển Thanh
Mộc Uyển Thanh chính ra phải là Đoàn Uyển Thanh - con lớn nhất của Đoàn Chính Thuần, xinh đẹp, võ công cao, nghi ngờ đàn ông và tính tình có phần đanh đá. Đoàn Dự là người đàn ông đầu tiên được nàng cho xem mặt. Trong lần sửa đổi mới đây của Kim Dung vào năm 2005 chàng lấy Mộc Uyển Thanh làm quý phi.
Nguyễn A Châu chính ra phải là Đoàn A Châu - người dịu hiền nhất trong số các con của Đoàn Chính Thuần. Nàng là người yêu và được Kiều Phong yêu, có tài cải trang rất giỏi. Chỉ vì lời vu oan của Mã Phu Nhân mà nàng đã giả trang để cứu cha rồi chết dưới tay chính người yêu mình, Kiều Phong.
Đoàn A Tử
Nguyễn A Tử chính ra phải là Đoàn A Tử- Em gái của A Châu, tuy rất xinh đẹp nhưng tính tình hoàn toàn ngược với người chị A Châu, bướng bỉnh và độc ác. Yêu Kiều Phong đến mức mù quáng mà không hề để ý gì đến mối tình của Du Thản Chi.
Đoàn Diên Khánh nguyên là thái tử của nước Đại Lý. Có một lần, gian thần phản loạn Cao Thăng Thái đã tiếm ngôi, giết chết vua Đại Lý. Đoàn Diên Khánh bị nạn, tuy không chết nhưng đã trở thànhkẻ tàn phế nhưng võ công và nội công vẫn còn.



3 nhận xét:

  1. Bố 'Bách nghệ' thật!
    Mải vui với cháu nội (cháu nội có chim chủ nhật này đầy tháng) chẳng mạng mẹo bấy nay, quên cả 20/11. Hôm nay mới mò vào sực nhớ ra. Kg khách sáo đâu, nhưng muộn còn hơn kg, có lời chúc sk, hạnh fúc tới ông bà và các cháu con thì thêm thành đạt, ngoan, giỏi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Ông và chúc mừng "mậm gừng-của để dành".
      Tôi chưa kịp đăng ảnh 20-11.
      .
      Chúc vui!

      Xóa