Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Hoa Sơn Luận Kiếm


Hoa Sơn như lập (Đỉnh Thái Hoa Sơn hay Tây Nhạc)
Hoa Sơn Luận Kiếm

Sự kiện tiêu biểu và nổi tiếng bậc nhất trong các tác phẩm võ hiệp của nhà văn Kim Dung, được nhắc đến trong các tác phẩm Xạ Điêu Anh Hùng truyện và Thần Điêu Hiệp Lữ. Hoa Sơn Luận Kiếm xảy ra theo định kỳ khoảng hơn 20 năm một lần. Tổng cộng trong các tác phẩm của Kim Dung có nhắc đến ba kỳ luận kiếm cả thảy. Trong đó lần luận kiếm thứ nhất là quan trọng và nổi tiếng nhất. Dường như khi nhắc đến bốn chữ Hoa Sơn Luận Kiếm là người ta nhắc đến kỳ luận kiếm thứ nhất.

Mục đích của kỳ Hoa Sơn Luận Kiếm là để xác định người có võ công cao nhất thiên hạ. Trong kỳ luận kiếm thứ nhất, ngoài mục đích trên, sự kiện này còn có mục đích chọn ra chủ nhân cho cuốn Cửu Âm Chân Kinh, một bảo vật của võ lâm.

Các kỳ Hoa Sơn Luận Kiếm.

      Hoa Sơn Luận Kiếm lần thứ nhất.
Xảy ra trước thời điểm chính của tác phẩm Xạ Điêu Anh Hùng truyện khoảng 25 năm. Nếu suy luận một cách cầu kỳ, lấy năm mất của Vương Trùng Dương (năm 1170) rồi trừ đi khoảng 10 năm thì kỳ luận kiếm này xảy ra trong khoảng những năm 1160, tức là dưới triều Nam Tống.

Kỳ Hoa Sơn Luận Kiếm lần thứ nhất này diễn ra giữa mùa đông giá buốt, kéo dài trong vòng 7 ngày 7 đêm, trên đỉnh núi Hoa Sơn

Có cả thảy 6 người được mời đến tham dự kỳ luận kiếm này. Những người này là những cao thủ số một trong võ lâm đương thời.

■ Vương Trùng Dương- Trùng Dương Chân Nhân, giáo chủ Toàn Chân Giáo.
■ Hoàng Dược Sư- Đảo chủ đảo Đào Hoa. 
■ Âu Dương Phong- Chủ nhân núi Bạch Đà ở Tây Vực. 
■ Đoàn Trí Hưng- Hoàng đế nước Đại Lý. 
■ Hồng Thất Công- Cửu Chỉ Thần Cái, Bang chủ Cái Bang
■ Cừu Thiên Nhận- Thiết Chưởng Thủy Thượng Phiêu, Bang chủ Thiết Chưởng Bang.

Tuy nhiên Cừu Thiên Nhận tự thấy võ công còn chưa đủ hỏa hầu nên không đến dự. Vậy nên trên đỉnh Hoa Sơn chỉ có năm người còn lại và đồ đệ của Vương Trùng Dương là Vương Xứ Nhất.
Sau luận kiếm định ra người có võ công cao nhất thiên hạ, đồng thời người ấy được sở hữu Cửu Âm Chân Kinh, một pho võ công cực kỳ thần diệu mà cả giang hồ đang tranh giành chiếm đoạt.

Trùng Dương Chân Nhân, giáo chủ Toàn Chân Giáo.
Diễn biến.

Hoa Sơn Luận Kiếm lần thứ nhất xảy ra trước thời điểm chính của tác phẩm Xạ Điêu Anh Hùng truyện nên nó chỉ được kể lại thông qua lời kể của một số nhân vật. 

■ 5 người tham gia luận kiếm giữa mùa đông giá buốt. Bọn họ miệng đàm luận kiếm thuật, võ công, tay ra chiêu sử thức khắc địch chế thắng. Đánh nhau liên tục trong vòng 7 ngày 7 đêm (Theo lời kể của Chu Bá Thông).
■ 5 người giao đấu cực kỳ ác liệt, khi sức cùng lực kiệt thì uống Cửu Hoa Ngọc Lộ Hoàn của Hoàng Dược Sư để phục hồi nguyên khí, công hiệu rất lớn (Theo lời kể của Nhất Đăng đại sư).

Tây Độc Âu Dương Phong 
5 người đều sử dụng những võ công thượng thặng, tuyệt kĩ bình sinh, giao đấu với nhau.

■ Vương Trùng Dương có Tiên Thiên Công.
■ Hoàng Dược Sư có Lạc Anh Thần Kiếm Chưởng, Đàn Chỉ Thần Công.
■ Âu Dương Phong có Cáp Mô Công.
■ Đoàn Trí Hưng có Nhất Dương Chỉ. 
■ Hồng Thất Công có Giáng Long Thập Bát Chưởng (còn có Đả Cẩu Bổng Pháp nhưng không đem ra sử dụng).

Nam Đế Đoàn Trí Hưng 
Sau 7 ngày 7 đêm long tranh hổ đấu, Vương Trùng Dương võ công nhỉnh hơn bốn người kia, được bọn họ tôn là võ công đệ nhất thiên hạ, đồng thời đoạt được Cửu Âm Chân Kinh. Bốn người còn lại võ công tương đương bất phân cao thấp.

Định ra Thiên Hạ Ngũ Tuyệt.
■ 1- Đông Tà Hoàng Dược Sư.
■ 2- Tây Độc Âu Dương Phong. 
■ 3- Nam Đế Đoàn Trí Hưng. 
■ 4- Bắc Cái Hồng Thất Công. 
■ 5- Trung Thần Thông Vương Trùng Dương.

Đông Tà Hoàng Dược Sư
Ngũ Tuyệt bao gồm năm người, chia ra chiếm giữ 5 phương vị Đông Tây Nam Bắc và Trung, thuận với ngũ hành. Trong đó Trung Thần Thông đứng ở Trung tâm, là người đứng đầu.

Hoa Sơn Luận Kiếm và Cửu Âm Chân Kinh.

Hoa Sơn Luận Kiếm và Cửu Âm Chân Kinh là hai khái niệm khác nhau thế nhưng chúng có những liên quan và ràng buộc rất chặt chẽ và luẩn quẩn. Chúng kết hợp với nhau, tạo ra một trường ân oán triền miên cho không chỉ những người tham gia luận kiếm ở Hoa Sơn mà còn đối với sư môn, gia quyến, bằng hữu, kẻ thù của họ. Trường ân oán ấy đã tạo nên những số phận, những mối quan hệ, những hận thù đan xem chằng chịt trong tác phẩm Xạ Điêu Anh Hùng truyện và cả Thần Điêu Hiệp Lữ sau này.

Hoa Sơn Luận Kiếm, Ngũ Tuyệt và Cửu Âm Chân Kinh là những thuật ngữ nổi tiếng bậc nhất của Kim Dung và phổ biến trong dân gian.

      Hoa Sơn Luận Kiếm lần thứ hai.
Xảy ra ở cuối tác phẩm Xạ Điêu Anh Hùng truyện.

Thời gian luận kiếm khoảng một ngày 
Trong cuộc luận kiếm chính thức chỉ có bốn người tham gia.

■ 1- Đông Tà Hoàng Dược Sư
■ 2- Tây Độc Âu Dương Phong 
■ 3- Bắc Cái Hồng Thất Công 
■ 4- Quách Tĩnh.

Bắc Cái Hồng Thất Công 
Âu Dương Phong được các đối thủ công nhận là võ công cao nhất.
Tuy nhiên y bị tẩu hỏa nhập ma, mất trí nhớ, không biết mình là ai.

      Hoa Sơn Luận Kiếm lần thứ ba.
Xảy ra ở cuối tác phẩm Thần Điêu Hiệp Lữ. 
Cuộc luận kiếm này không xảy ra giao đấu quyền cước. Quân hùng thống nhất định ra Ngũ Tuyệt mới của võ lâm. 

Ngũ Tuyệt mới gồm.

■ 1- Đông Tà Hoàng Dược Sư.
■ 2- Tây Cuồng Dương Quá.
■ 3- Nam Tăng Nhất Đăng đại sư.
■ 4- Bắc Hiệp Quách Tĩnh.
■ 4- Trung Ngoan Đồng Chu Bá Thông.

Trung Ngoan Đồng Chu Bá Thông. 
Trong Ngũ Tuyệt mới, Trung Ngoan Đồng Chu Bá Thông chiếm vị trí chính giữa và đứng đầu.

1 nhận xét: