Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Geisha


Một đất nước, một xã hội Nhật Bản thật kỳ lạ. Bị tàn phá qua Đệ nhị Thế chiến... hai quả bom nguyên tử ném xuống hai thành phố mà họ vẫn là đồng minh chiến lược của Mỹ. Họ chịu đựng sóng thần trong chia sẻ và nhẫn nại. Một xã hội luôn nhấn mạnh “Chúng tôi” thay vì “Tôi", chịu ảnh hưởng cùng lúc của Thần Đạo và tam giáo Nho Phật Lão...
Tôi đã tìm hiểu về thế giới các Miko, còn bây giờ là các Geisha, một nét văn hóa ở đất nước Nhật Bản hiện đại, nền kinh tế đứng thứ ba thế giới.
Chúng ta có thể nuối tiếc "xẩm chợ" “ả đào” “ca trù”… mai một, nhưng bù lại thời nay chúng ta đã có “ca ve” “ karaoke ôm” với những "chân dài".
Chắc rằng UNESCO còn được công nhận "di sản phi vật thể" nhiều nhiều…

Bài sưu tầm và  tổng hợp các thông tin về Geisha trong văn hóa Nhật Bản.


Bức tranh vẽ geisha, năm 1811
Geisha (tiếng Nhật: Nghệ giả, là "con người của nghệ thuật"), nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện, một nghệ thuật giải trí tuyền thống của Nhật Bản.
.
Phát âm tiếng Anh (gei- phát âm như ghi), như trong nhóm từ geisha girl, mang nghĩa rộng là gái mại dâm. Điều này liên quan đến thời kỳ Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản sau Đệ nhị thế chiến, khi những phụ nữ trẻ cần tiền đã tự gọi mình là geisha và bán dâm cho lính Mỹ.
.
Ở Việt Nam, có người dịch geisha là "kỹ nữ Nhật". Tuy nhiên, cách dịch này dễ gây hiểu nhầm, vì trong tiếng Việt, từ "kỹ nữ" có ý chỉ phụ nữ hoạt động mại dâm. Có từ điển dịch geisha là "vũ nữ Nhật". Tuy nhiên, cách dịch này không chính xác vì múa chỉ là một trong các loại hình nghệ thuật truyền thống mà geisha biểu diễn. Ngoài ra, có ít người sử dụng cách dịch này.

Hình thành và phát triển


Geisha khởi nguồn là những người giải trí chuyên nghiệp, ban đầu họ hầu hết là nam giới. Geisha sử dụng kỹ năng nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, trong đó có âm nhạc, múa và kể chuyện. "Geisha thành phố" (machi geisha) hoạt động tự do tại các buổi tiệc bên ngoài các khu phố giải trí, trong khi các "geisha khu phố" (kuruwa geisha) làm giải trí cho khách trong các buổi tiệc.

Theo truyền thống, geisha bắt đầu được huấn luyện từ khi còn nhỏ. Các cô gái đã được bán cho các nhà geisha từ khi còn là trẻ con và bắt đầu học nhiều thể loại nghệ thuật truyền thống gần như ngay lập tức.

Giai đoạn đầu tiên, đôi khi geisha làm việc với vai trò người hầu gái hay người giúp việc cho các geisha có kinh nghiệm, và tiếp trong giai đoạn huấn luyện là vai trò geisha học việc (maiko).

Theo truyền thống, geisha không được liên quan đến các hoạt động tình dục.

Một geisha thực thụ 

Geisha hiện đại

Các geisha hiện đại vẫn sống trong những ngôi nhà truyền thống gọi là okiya tại các khu vực gọi là hanamachi ("hoa nhai" - khu phố hoa), trong thời gian học việc của họ. Tuy nhiên, nhiều geisha giàu kinh nghiệm lại chọn cách sống trong những căn hộ của chính mình. Thế giới thanh lịch và văn hóa cao mà các geisha là một phần trong đó được gọi là karyūkai ("hoa liễu giới" - thế giới của hoa và liễu).


Khu phố của các geisha
  
Hiện nay, phụ nữ trẻ muốn được trở thành geisha sau khi đã hoàn thành THCS, THPT hoặc ĐH, nhiều người khi đã ở tuổi trưởng thành. Geisha học những nhạc cụ truyền thống như shamisen, shakuhachi (sáo trúc) và trống, cũng như những bài hát truyền thống, múa cổ điển Nhật, trà đạo, ikebana (cắm hoa Nhật), văn học và thơ ca. Từ việc quan sát các geisha khác cùng với sự giúp đỡ của chủ nhà geisha, những người học việc cũng trở nên điêu luyện trong các truyền thống xung quanh việc lựa chọn và mặc kimono, cũng như cách cư xử với khách hàng.


Kyoto là nơi có truyền thống geisha còn lại mạnh nhất. Hai trong số các khu phố geisha truyền thống và danh tiếng nhất là Gion và Pontochō đều ở Kyoto. Geisha trong các khu phố này được gọi là geiko. Các "khu phố hoa" Shimbashi, Asakusa và Kagurazaka tại Tokyo cũng nổi tiếng.


Nhật Bản ngày nay, hiếm khi nhìn thấy geisha và maiko. Vào năm 1920, tại Nhật Bản có trên 80 nghìn geisha, ngày nay dưới 1000 người. Tuy nhiên, các du khách đến khu Gion ở Kyoto rất dễ nhìn thấy một maiko đang trên đường đến hoặc về từ một cuộc hẹn.

Một geiko đang tiếp một thương gia
tại một cuộc tụ họp tại Gion, Kyoto
 

Geisha thường được thuê để tham dự các buổi tiệc và tụ họp tại các quán trà (chaya) hoặc tại các nhà hàng Nhật Bản truyền thống (ryōtei). Thời gian làm việc của họ được đo theo thời gian một cây hương cháy hết và được gọi là senkōdai (tuyến hương đại) hoặc gyokudai (ngọc đại - "giá ngọc").
Ngọai hình
Ngoại hình của một geisha thay đổi theo nghề nghiệp, từ kiểu trang điểm trẻ trung, đậm của một maiko, cho đến diện mạo được trang điểm trầm hơn của một geisha lớn tuổi và đã có tiếng.


Trang điểm
Ngày nay, trang điểm truyền thống của một geisha tập sự là một nét đặc trưng, tuy nhiên, chỉ trong các buổi trình diễn đặc biệt, các geisha từng trải vẫn được trang điểm với bộ mặt dày lớp phấn trắng mà tạo nên tính cách của maiko.

Trang điểm truyền thống của một geisha tập sự bao gồm một lớp phấn nền dày, màu trắng với thỏi son màu đỏ và phần sắc đỏ và đen quanh mắt và lông mày.


Trang điểm trước khi mặc trang phục để tránh làm bẩn bộ kimono. Đầu tiên, một ít sáp ong hoặc dầu, bôi lên da. Tiếp, phấn trắng được trộn với ít nước và được bôi lên mặt với một cây cọ được làm từ tre. Lớp phấn trắng này sẽ bao phủ khắp mặt, cổ, ngực và đôi bàn tay, và để lại hai hoặc ba vùng tối (vùng có dạng hình chữ "W" hoặc "V") bên trái gáy, để làm nhấn mạnh vùng gợi dục truyền thống, và có chừa lại một đường viền không đánh xung quanh chân tóc, đường này tạo nên cảm giác "mặt nạ" của khuôn mặt sau khi trang điểm.

Sau khi đã phủ xong lớp phấn nền, bọt biển sử dụng để dặm cho phấn đều khắp mặt, cổ, ngực và gáy để làm mất độ ẩm dư thừa và lớp phấn được mịn. Phần mắt và lông mày được vẽ lại. Bút chì than truyền thống được sử dụng để vẽ mắt, nhưng ngày nay, người ta sử dụng các dụng cụ trang điểm hiện đại. Lông mày và các viền mắt được tô màu đen; một maiko thường tô một màu đỏ quanh mắt.






Một cây cọ nhỏ để tô đôi môi. Màu đỏ lấy từ một ống nhỏ, màu có thể tan trong nước. Đường kết tinh sau đó được cho thêm vào để đôi môi được bóng hơn.

Trong ba năm đầu tiên, một maiko luôn phải trang điểm dày như thế này, được một "người chị" giúp đỡ. Dần dần, maiko sẽ tự trang điểm lấy cho bản thân.

Sau khi geisha đã làm việc được ba năm, cô sẽ thay đổi trang điểm sang phong cách dịu hơn.



Khi đã trở thành một geisha thuần thục, kiểu trang điểm đơn giản sẽ cho thấy nét đẹp tự nhiên. Trong một vài buổi tiệc trang trọng các geisha thuần thục sẽ vẫn trang điểm kiểu lớp phấn trắng dày.

Trang phục
Geisha thường mặc kimono. Geisha tập sự mặc bộ kimono có nhiều màu sắc với nơ lưng (obi) rất to. Geisha lớn tuổi hơn mặc trang phục với kiểu dáng và hoa văn dịu nhẹ hơn.

Màu sắc, hoa văn và kiểu kimono cũng phụ thuộc vào mùa trong năm và sự kiện mà geisha tham dự. Vào mùa đông, bên ngoài áo kimono, geisha có thể khoác một chiếc áo choàng có chiều dài khoảng bằng 3/4 so với kimono, áo choàng này được lót bằng lớp vải lụa có hoa văn vẽ bằng tay. Để may một chiếc kimono có thể cần đến 2 hoặc 3 năm do phải thêu và vẽ lên vải.



Khi ra ngoài, geisha đi dép có đế phẳng zori, còn khi ở nhà chỉ đi tabi (tất chân có sẻ ngón màu trắng). Vào lúc thời tiết khắc nghiệt, geisha sẽ đi một đôi guốc bằng gỗ, được gọi là geta. Maiko thường đi đôi guốc gỗ được sơn màu đen, gọi là okobo.

Kiểu tóc
Kiểu tóc của geisha đã thay đổi nhiều qua các thời kỳ lịch sử. Trong quá khứ, có thời kỳ phụ nữ thường để xoã tóc, có thời kỳ họ lại vấn tóc lên. Trong thế kỷ 17, những người phụ nữ lại bắt đầu cột tóc lên lần nữa và trong thời gian này đã phát triển kiểu tóc truyền thống shimada - một dạng của kiểu tóc chignon mà đa số geisha thực thụ sử dụng.


Kiểu tóc quen thuộc của các Geisha

Có 4 loại kiểu tóc shimada chính: kiểu taka shimada, kiểu này thường có búi tóc cao, được những cô gái trẻ, chưa chồng sử dụng; kiểu tsubushi shimada, có búi tóc thấp hơn được những người phụ nữ nhiều tuổi hơn sử dụng; kiểu uiwata, kiểu tóc có búi tóc được vấn với một mảnh vải bông màu; và kiểu tóc mà được chia múi tương tự như quả đào, chỉ được các maiko sử dụng.

Các kiểu tóc được trang điểm cầu kỳ với lược và trâm. Vào thế kỷ 17 và thời kỳ sau cải cách Minh Trị, những chiếc lược khá to và dễ thấy, nói chung là với phụ nữ thuộc tầng lớp càng cao thì kiểu dáng lược càng lộng lẫy hơn. Sau thời kỳ cải cách Minh Trị và đến giai đoạn hiện đại, những chiếc lược nhỏ hơn và ít lộ liễu hơn đã trở nên thông dụng hơn.

Thế giới kì bí của Geisha
Phương Tây cho rằng geisha là một dạng gái điếm cấp cao nhưng với người Nhật, geisha là các nghệ sĩ thực thụ với khả năng đàn, hát, múa và kỹ năng chuyện trò với khách.


Geisha 23 tuổi, trước gương để chuẩn bị cho một cuộc hẹn.
Trên người cô là chiếc kimono dài 1,5m làm bằng lụa.

Chiếc thắt lưng to bản bằng lụa, còn gọi là obi,
phải nhờ đến đôi bàn tay khỏe mạnh của đàn ông.


Komomo lướt đi trên con phố cổ kính của cố đô Kyoto để đến chỗ hẹn với khách. Trong quan niệm của người phương Tây, geisha có nghĩa là gái điếm. Nhưng trên thực tế, các kỹ nữ mua vui cho khách bằng việc đàn, hát, múa và nói chuyện giải khuây.
  


Các maiko, người đang học để trở thành geisha, trình diễn trong lễ hội mùa xuân ở nhà hát Kaburenjo ở Kyoto. Muốn trở thành geisha phải bắt đầu từ khi còn rất nhỏ. Maiko là bước thứ ba trong quá trình và thông thường kéo dài 5 năm trước khi trở thành geisha thực thụ.

Komomo biểu diễn trong nhà hát Kaburenjo.
Bộ kimono bằng lụa được thêu tay có giá hơn 10- 20.000 USD
. 


Mái tóc được vấn cầu kỳ của geisha.
Để giữ được dáng tóc trong vài ngày, khi ngủ,
các geisha phải dùng loại gối đặc biệt kê ở cổ.


Một geisha biểu diễn màn múa quạt.


Phân biệt giữa Geiko và Maiko

Maiko: được ghép bởi từ "mai" (nhảy múa) và “ko” (trẻ con), maiko là cách gọi các thiếu nữ mới vào nghề, đang ở giai đoạn học tập, rèn luyện. Sau đó khi đến 20 tuổi các cô sẽ phải quyết định theo nghề để trở thành Geiko hay không.
Geiko: là cách gọi một geisha đã hành nghề thuần thục của cố đô Kyoto (vùng mà đến nay vân gìn giữ được phần lớn những phong tục cổ truyền về giới geisha của Nhật Bản)

Một geiko đứng cạnh hai maiko tại cố đô Kyoto 

Phân biệt qua trang phục
Các maiko thường mặc kimono sặc sỡ mầu sắc còn kimono của geiko sẽ có màu sắc nhã nhặn hơn. Chiếc thắt lưng (obi) của maiko được thắt theo kiểu dáng gọi là ‘darari’ (thắt thành bản dài phủ qua hông) trong khi các geiko sẽ thắt obi theo các kiểu dáng nơ mà thông thường ta vẫn gặp ở người mặc trang phục kimono.


Kiểu thắt lưng đặc trưng của các maiko 

Phân biệt giữa kiểu tóc
Kiểu tóc tùy thuộc vào mỗi giai đọan trong nghề của maiko nhưng đều được quấn bằng tóc thật của các cô và được trang trí bằng trâm hoa rực rỡ hơn trong khi geiko sử dụng búi tóc giả. Và tùy theo mùa trong năm mà hoa trang điểm trên mái tóc maiko có sự thay đổi.


Các trâm hoa cài đầu sặc sỡ của maiko  

Phân biệt qua trang điểm



Trong các buổi tiệc đặc biệt trang trọng, giữa maiko và geiko không có sự khác biệt về mặt trang điểm. Tuy nhiên, thật dễ để phân biệt họ trong đời thường vì các maiko thường trang điểm thật đậm hàng ngày trong khi geiko lại trang điểm nhã nhặn hơn để thể hiện sự trưởng thành của mình.

Maiko múa phụ cho geiko tại các bữa tiệc 

…và từ đôi guốc họ đi 

Các maiko ở Kyoto ngày nay trên đôi guốc okobo cao lênh khênh 
Các geiko đi guốc gỗ truyền thống geta trong khi các maiko sẽ đi loại guốc gỗ cao hơn gọi là okobo (độ cao khoảng 11-15cm). Màu sắc của quai guốc okobo này cũng cho ta biết thời gian thực tập của một maiko.
Các maiko ở Kyoto ngày nay trên đôi guốc okobo cao lênh khênh. Okobo màu đỏ là dành cho các maiko mới vào nghề được 1 năm.


Riêng mùa hè, okobo của maiko sẽ có màu đen.
Sau thời gian luyện tập vất vả và nghiêm túc kéo dài trong 3-5 năm,
họ chuyển qua okobo màu vàng và đi nó cho tới khi được chứng nhận là một geiko.

Một số hình ảnh Geisha.


Geisha trong trang phục mùa đông(1885)

Hai geikos

Memoirs_of_a_Geisha_Poster

Three maikos (1885)




----------------

Theo soi.today.
Tranh “Anh đào đêm” nhân vật chính lại là các cô “anh đào” di động xiêm áo sặc sỡ bên dưới cành hoa. Ba cô này trông có vẻ đều là oiran cả. Cô ở giữa có lẽ là chị đại, có áo (hay khăn?) hình hổ, lại đội cả đống trâm trên đầu. Còn cô bên trái thì lại không rõ là đội hay búi tóc kiểu gì mà nhìn giống như chùm nho.


Chi tiết ba kiểu đầu.


Trang phục trong tranh rất chi tiết và cầu kỳ, đôi khi lên đến mức bất thường. Tuy vậy, đó lại là thị hiếu thẩm mĩ của thị dân Edo thế kỷ 18 (thể hiện rõ nét nhất qua phục trang của kịch Kabuki), phô trương và màu mè, tuy rõ ràng rất mang tính kịch, nhưng lại đẹp và hài hòa, không mang vẻ kệch cỡm.

Utagawa Kuniyoshi, “Vui tuyết đầu mùa” (1847-52), thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Boston
Geisha là từ mà ai cũng bật lên trong đầu khi nghe nói về “kỹ nữ Nhật Bản”. Thế nhưng, nhiều sách du lịch của Tây khi viết về Nhật đã phải nhắc đi nhắc lại: geisha không phải gái điếm (nhẽ sợ khách đi vòi vĩnh các cô?). Vậy geisha là như thế nào?
Thời xưa có những cô gái hát hay, múa giỏi, biết đánh đàn, thường được gọi đến nhà các quý tộc để biểu diễn (dịch vụ này có từ thời xa xưa, trước cả khi thị dân phát triển rất lâu). Các cô này gọi là odoriko (dịch là con múa, tương tự như con hát trong tiếng Việt). Dĩ nhiên nếu các cô này đẹp thì sẽ được quý tộc mua thêm dịch vụ ngủ cùng.
Khi các khu “phố vui” phát triển vào thời Edo, các cô này trở thành các oiran. Nhiều cô kĩ nữ cấp thấp hơn, cũng hát hay múa giỏi, nhưng không có địa vị cao để làm oiran, thì tự gọi mình là geisha (nghệ giả, theo tên gọi những nghệ sĩ nam giới chuyên phục vụ mua vui cho giới nhà giàu).
Tuy nhiên, khi nói tới geisha, người ta nhắc đến Ngũ hoa nhai (Gokagai), năm khu phố hoa, ở Kyoto, chứ không nói đến Yoshiwara ở Edo. Hai khu phố hoa nổi tiếng nhất là Gion và Ponto-chō, với rất nhiều kỹ phường đào tạo maiko (cũng có nghĩa là con múa, từ này dành riêng cho geisha tập sự ở Kyoto).

Dần dần, geisha tách riêng ra thành một giới kĩ nữ thuần túy kĩ, không có dịch vụ đi kèm về đêm. Các cô geisha sẽ phục vụ trong các trà quán, còn ai muốn dịch vụ thêm thì vào thanh lâu (seirō). Đến sau Thế chiến thì chính quyền mới của Nhật(–Mỹ) cấm mại dâm, nên dù muốn dù không, geisha cũng chỉ được phục vụ nghệ thuật thuần túy. Còn các thể loại biến tướng trá hình (ví dụ soapland) thì là một câu chuyện khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét