Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Ba con khỉ


              
Cách đây gần 400 năm, người ta đã thấy một bức phù điêu Ba con khỉ này tại chùa Toshogu ở Nikko (Nhật Bản). Một con lấy tay che mắt tên là mizaru, tiếng Nhật là mizaru có ý nghĩa "tôi không thấy điều xấu". Con giữa lấy tay bịt tai tên là kikazaru có ý nghĩa "tôi không nghe điều xấu". Còn con thứ ba lấy tay bịt miệng tên là iwazaru với ý nghĩa là "tôi không nói điều xấu".
      
Chắc hẳn là nhà điêu khắc Hidari Jingoro (1594-1634), người làm bức phù điêu Ba con khỉ, là một người chịu ảnh hưởng của Khổng tử. Sách chép rằng khi Nhan Uyên hỏi Khổng Tử về đức nhân và về những gì cần làm thì Khổng Tử đáp: "Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật động", nghĩa là "Cái gì không hợp với lễ thì đừng nhìn, cái gì không hợp với lễ thì đừng nghe, cái gì không hợp với lễ thì đừng nói".
     
            
Ngày nay ba con khỉ trên đã được làm thành nhiều kiểu tượng, nhiều du khách khi đi Nhật đã mua nó. Nhìn vào chúng người ta buộc phải suy nghĩ nhiều. Con người ta sinh ra có đôi mắt để nhìn quan sát thu nhận hình ảnh vào não; có đôi tai để nghe, để cảm nhận âm thanh và cũng ghi vào não. Người ta cũng có cái miệng để nói, để kêu, để xin để gào thét, để phát ra những suy nghĩ về những gì mà tai và mắt đã thấy và lưu lại trong não.
                  
                                   
Thế nhưng nếu tất cả mọi vật mọi điều, mọi lời đều cần phải nghe, nhìn và phải nói thì buồn lắm... 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét