Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Con tầu trắng trong tôi

Nắng bên thềm
Bây giờ khi đã về hưu, nhưng trong tâm thức tuổi hoa niên của tôi còn nhớ.

Truyện của Atimatop bao giờ cũng vậy, đẹp và buồn. Đọc xong chúng ta cứ suy nghĩ nhiều, buồn nhiều, nhưng lại thấy mình cần phải dũng cảm hơn để mà sống vì những điều tốt đẹp quanh mình.
      
Và bất kể những gì đang chờ đợi chúng ta ở trên đời, sự thật vẫn đời đời bất diệt, chừng nào con người còn sinh ra và mất đi.
        
Con tầu trắng - Chingiz Aitmatov
        
         
Mở đầu câu chuyện được kể.
Nó có hai huyền thoại. Một của riêng nó, không ai biết. Chuyện kia do ông kể. Rồi chẳng còn huyền thoại nào cả. Ở đây xin thuật lại câu chuyện đó.
...
Vườn nhà

Không ai nhận ra thằng bé từ trên giường tụt xuống và ra khỏi nhà. Nó vừa kịp rẽ vào sau góc nhà là ói mửa liền. Thằng bé vịn tường, rên rỉ, khóc và qua làn nước mắt, nó nức nở nghẹn ngào, lẩm bẩm: "Không, thà ta làm cá còn hơn. Ta sẽ bơi đi nơi khác. Thà ta làm cá còn hơn”. thằng bé lần bước đi tiếp, nó ra sông. Và bước thẳng xuống nước. Vậy là em đã bơi đi. Không, không bao giờ em có thể biến thành cá được! Em sẽ không thể bơi tới Ix xưc-Kun
, không thấy được còn tàu trắng, và càng không thể nói với nó: Chào người, con tàu trắng, ta đây mà!
  
         
- Giờ đây
niềm an ủi tôi là: Em đã gạt bỏ cái tâm hồn trẻ thơ của em không chấp nhận. Em đã sống như một tia chớp, loé lên một lần rồi tắt lịm. Như những tia chớp do bầu trời làm toé ra. Mà bầu trời thì vĩnh cửu. Còn nữa: Tâm hồn trẻ thơ trong con người như cái mầm trong hạt, không có mầm thì hạt không bao giờ mọc lên được ...
(Đoạn kết của “Con tàu trắng” của Aitmatop.NXB văn học)
                
- "Con tàu trắng" là một câu chuyện buồn về thằng bé có những ước mơ không ai hiểu được. Bố mẹ chia tay, nó sống với ông ngoại già nua ở một trạm gác rừng hẻo lánh, tâm hồn được nuôi bằng lá cây, ngọn cỏ trong khu rừng, bằng những huyền thoại và truyền thuyết đẹp đẽ mà ông Mô-mun của
nó kể. Trong đó có câu chuyện về bà mẹ Hươu Sừng, con hươu vĩ đại là mẹ của loại người.
     
Đây là huyền thoại ông nó kể. Còn nó cũng có một huyền thoại của riêng mình. Là những khi trèo lên núi tìm bóng con tàu trắng, nó cứ mơ cái ngày nó bước xuống sông, biến thành cá và bơi ra biển, bơi ra chỗ con tàu trắng để gặp người bố làm thuỷ thủ của nó bà bảo: Bố ơi, con là con của bố đây!
             
Ao cá nhà Bác Giáo
             
- Thằng bé giàu tưởng tượng và mơ ước lại đơn độc đối mặt với thức tế tàn bạo trong thế giới không huyền thoại: Ông nó bị ép phải bắn con hươu mà nó tin là Mẹ Hươu Sừng.
Quá nhạy cảm, bị tổn thương, đau đớn trước cái nhân hậu và lẽ công bằng bị trà đạp, cậu bé bước xuống sông và mong mình được biến thành cá bơi đi. Cái kết thúc đau đớn, nhưng gợi cho người đọc những ước mơ thơ bé đã không thành hịên thực của mình, những cảm giác mà mỗi chúng ta sẽ trải qua khi thất vọng, khi đau buồn...
         
Xe đạp ơi! Một câu chuyện khác.
         
Trong lời giới thiệu, dịch giả Phạm Mạnh Hùng đã viết.
  

" Ông Mômun và chú bé là những người tiêu biểu cho lòng tin của nhân dân về cái đẹp của thiên nhiên, về sự hài hòa và vĩnh cửu của cuộc sống, về lòng nhân ái và yêu lẽ công bằng. Ông già Mômun tin vào câu chuyện Mẹ Hươu Sừng (Theo truyền thuyết, Hươu sừng Maran đã cứu bộ lạc Kirghidi khỏi bị diệt vong và được coi là tổ mẫu của người Kirghidi). Ông đã kế lại chuyện đó cho đứa cháu côi cút bất hạnh của ông. Hình ảnh Mẹ Hươu Sừng ăn sâu và trí óc thằng bé gợi nên trong tâm hồn nó niềm tin vào điều thiện, vào sự bất tử của thiên nhiên và cuộc sống."

Ghi chú.
Tài liệu. Nguồn Internet.
Ảnh trong bài không hẳn là minh họa, tôi chụp tại nhà, 12 tháng 5, 2012. Chụp qua  iPad2.

4 nhận xét:

  1. Bữa đó em thấy buồn buồn, muốn vào trò chuyện cùng anh nhưng anh đã đóng cửa.
    Thú thật đã có một cảm giác bâng khuâng, một nỗi nhớ nhung man mác như vừa có một cuộc chia tay mà chưa biết đến bao giờ gặp lại. Đành vậy thôi, cũng cần có một khoảng lặng nếu như anh muốn vậy.

    Hôm nay anh mở lại blog, nhìn những tấm ảnh anh chụp đẹp đến ngỡ ngàng
    Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi
    Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi
    Giọt nắng bâng khuâng
    Giọt nắng rơi rơi bên thềm
    Bài hát bâng khuâng
    Bài hát mang bao kỷ niệm
    Những ngày đã qua…

    Khi thấy buồn em cứ đến chơi
    Chim vẫn hót sau vườn đấy thôi...

    Trả lại cho tôi, trả lại cho em
    Trả về hư không, giọt nắng bên thềm

    Trả lờiXóa
  2. Giọt nắng bâng khuâng
    Giọt nắng rơi rơi bên thềm
    Bài hát bâng khuâng
    Bài hát mang bao kỷ niệm
    Những ngày đã qua…

    Hà thật hiểu tâm trạng của tôi. Khi đưa ảnh đó trong ý nghĩa nhân văn của tác phẩm Con tầu trắng.

    Nhớ trường, nhớ tiếng trống vào lớp, bâng khuâng, nhưng không tiếc chức vụ.
    Học trò vẫn trò chuyên với thầy trên facebook.

    Cảm ơn bạn nhiều.

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn bạn! Cảm ơn đã giúp mình hồi tưởng lại 1 câu chuyện đầy ý nghĩa!... Có một khoảng trống và ta cứ khắc khoải tìm kiếm những gì có thể lắp đầy những khoảng trống...
    Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi
    Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi
    Một sớm mai kia
    Chợt thấy hư vô trong đời
    Người vẫn đâu đây, người cũng đã như xa rồi
    Chỉ là ... thế thôi

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn Bạn đã ghé thăm.
    Tôi cũng là hồi tưởng lại tuổi hoa niên xưa cùng ước vọng.
    .
    Chỉ là ... thế thôi.
    Chào Bạn.

    Trả lờiXóa