Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Bếp Việt xưa.

beplua271109_0ec7b
Bếp của người Việt không đơn giản chỉ là nơi đun nấu, chuẩn bị thức ăn, mà còn là nơi cả nhà đoàn tụ đầm ấm sau một ngày lao động và gắn với tín ngưỡng thờ ông Công, ông Táo, nhắc nhở người ta sống có nghĩa, có nhân và hướng thiện.
   
Người việt ở Bắc Bộ thường làm nhà quay về hướng Nam, như tục ngữ đã tổng kết: “Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”. Còn bếp thì nhìn về hướng Tây, nhỏ hơn, đặt ở bên trái (phía Đông), biệt lập và vuông góc với nhà chính.
   
Bắc Bộ xưa, nhà chính phổ biến là theo kiểu ba gian một chái hoặc kiểu ba gian hai chái. Bếp thường làm hai gian. Một gian để những thức ăn như mắm, muối, dưa... các loại dụng cụ như nong, nia, giần, sàng; dao, thớt, nồi, niêu, ấm, bát, đĩa... Trong gian này, chủ nhà cũng có thể đặt cối xay hoặc cối giã. Gian còn lại dành cho việc đun nấu, có chứa một ít rạ, củi và đặt bếp.
19

Ngày thường, việc chuẩn bị ăn và đun nấu do đàn bà đảm nhiệm: “Xem trong bếp, biết nết đàn bà”, “Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp”, “Đàn ông quện nhà, đàn bà quện bếp”. Bếp đun ngày xưa là những ông đầu rau.  Đầu rau gồm ba hòn đất nặn hình khum, đặt chụm đầu vào nhau để bắc nồi lên đun. Nếu người miền Trung gọi đó là ông núc, thì người Bắc Bộ gọi hòn ở giữa là đầu rau cái, gọi hai hòn hai bên là đầu rau đực, gọi chung là ông đầu rau. Để có thể đun được nhiều nồi cùng một lúc, người ta thường đặt hai, ba bộ ba ông đầu rau thẳng một hàng. Đất để nặn đầu rau là đất thịt hoặc đất sét, luyện kĩ, có pha một ít trấu cho khỏi nứt, sau khi nặn xong phơi khô thật kĩ mới sử dụng.

Đông Trù Tư Mệnh
Bất cứ nhà ai cũng có hai cái bếp: một bếp ở trên trời và một bếp dưới mặt đất. Bếp trên trời, nằm ở phía đông do một vị thần phụ trách, gọi là Đông trù tư mệnh quyết định việc sinh con, đẻ cái, kẻ hèn người kém. Bếp dưới mặt đất, thần phụ trách gọi là Táo phủ thần quân, trông coi gia sư, có gốc tín ngưỡng thờ Thổ công, một dạng của Mẹ đất. Thổ công gắn liền với thành ngữ “Đất có Thổ công, sông có Hà bá”. GS TSKH Trần Ngọc Thêm giải thích quan hệ giữa Thổ công (địa thần) với ông bà tổ tiên (nhân thần) trong gia đình rất thú vị: Thổ công định đoạt phúc hoạt cho cả nhà nên là vị thần quan trọng nhất. Nhưng ông bà tổ tiên sinh thành ra ta nên được tôn kính nhất. Để hài hoà trong thờ cúng, người Việt xếp cho ông bà tổ tiên ngự tại bàn thờ tôn kính nhất ở gian giữa, Thổ công thì ở bên trái. Bên trái, theo ngũ hành là phía đông, nơi quan trọng thứ hai sau trung tâm. Tuy địa vị kém ông bà tổ tiên, nhưng Thổ thần được gọi là Đệ nhất gia chi chủ

Một số hình ảnh bếp xưa.

Bếp đầu rau.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét