Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Tượng A La Hán



(Các tư liệu và hình ảnh sưu tầm trên Internet: haixuanhxh, Nhuận Thường ...)
               
A-Nan-Vuong chùa Tây Phương
A-la-hán là danh từ chỉ một Thánh nhân, một người đã đạt cấp "vô học" (không cần phải học gì nữa) của Thánh đạo, không bị Ô nhiễm và Phiền não chi phối. Một A-la-hán có khi còn sống thì dù đời là bể khổ thì vẫn ung dung, tự tại nên còn gọi là Hữu dư Niết-bàn, khi A-la-hán này viên tịch thì gọi là nhập Vô dư Niết bàn.
           
A-la-hán là hiện thân của sự giác ngộ trong thời Phật giáo nguyên thủy.
     
A-la-hán là các vị đã giải thoát 10 trói buộc thế gian như: ngã kiến, nghi ngờ, chấp đắm giới luật, tham, sân hận, sắc tham, vô sắc tham, kiêu mạn, hồi hộp không yên (trạo), vô minh.
      
A-la-hán được xem là người đã từ bỏ ô nhiễm, bỏ các gánh nặng, đã đạt mục đích và tâm thức đã được giải thoát.
                          

La Hầu La chùa Tây Phương
A La Hán là sự tích của đạo Phật. Sự tích về những người tu hành đạt chính quả được lên Niết bàn thành Phật nhưng họ ở lại trần gian để tiếp tục truyền bá đạo Phật phổ độ chúng sinh thoát khỏi kiếp nạn của đời người.             
Các ngôi chùa lớn ở Việt Nam như chùa Thầy, chùa Mía, chùa Tây Phương, Hà Nội… đều có điện La Hán đường xây ở hậu chùa. Tượng La Hán chùa Tây Phương có từ cách đây 3- 4 trăm năm, nhưng cha ông chúng ta đã rất có ý thức về truyền thống văn hoá dân tộc. Các cụ đã biết cách thổi hồn văn hoá Việt vào từng dáng tượng, nhân vật tượng.
Mỗi chùa tạc các vị tôn giả này theo một phong thái riêng do ý tưởng sáng tạo của mỗi nhà điêu khắc khác nhau.
                  

La Hán chùa Dâu, Bắc Ninh

Đạo Phật ở Việt Nam là do chính các nhà truyền giáo Ấn Độ, tay chống thiền trượng, vai khoác hành trang đến chùa Dâu Việt Nam tu hành và truyền đạo gốc Ấn Độ, nước ta bắt đầu thờ Phật từ đấy. Truyền thuyết thánh mẫu Man Nương là một ví dụ. Đâu phải do những thái thú, toàn quyền người Tàu mang đạo Phật sang thời họ cai trị nước ta mà nhầm tưởng đi tạc tượng theo mẫu “mã” của Tàu?
                                 

Wat Sisaket, thủ đô Viêng Chăn
                            
Bạn đã từng có dịp qua Lào, qua Thái Lan, tượng Phật của Lào rất văn hoá Lào; tượng Phật của người Thái dáng vẻ Thái. Ngay Nhật Bản, vườn tượng La Hán của họ xem thấy toát lên những sinh hoạt đời sống tinh thần, nội tâm rất rõ, mang tính Nhật Bản khá cao.
             
Còn tượng La Hán chùa Bái Đính do người Việt Nam “sáng tạo” mà không mang hồn Việt, đời sống, tinh thần Việt. Cứ mãi tình trạng này thì đến bao giờ nghệ thuật Việt, tâm hồn Viết mới lớn lên được để mà hội nhập với văn hoá Năm Châu bốn biển?
Cũng xin “bái vọng” các nhà tác tượng, cả những người xây dựng chùa. Hòa nhập cho tan!
                                   

La Hán chùa Bái Đính,
mẫu theo sách “Ngũ Bách La Hán” của TQ
        
Hòa thượng Thích Giác Toàn đi Nhật Bản chụp một số các tượng La Hán trông rất đẹp và sống động. Ung dung mà tự tại. Ta yêu thêm tâm hồn người Nhật.
                       

Qua từng nhóm tượng. Thể hiện rõ không chỉ là khuôn mặt người Nhật mà là tinh thần, tính cách người Nhật bản: Một xã hội luôn nhấn mạnh “Chúng tôi” thay vì “Tôi”. Các quyết định quan trọng thường được thảo luận và chỉ khi có sự nhất trí thì mới được đưa ra. Cũng vì mọi kết quả đều là nỗ lực của cả tập thể nên sẽ không phù hợp khi bạn ngợi khen một cá nhân cụ thể. Người Nhật quan niệm thành công là nỗ lực của cả nhóm và không ai có thể tự thành công.
                                             
s
Con voi của đức Phổ Hiền
Sư thúc mượn cưỡi không phiền hà sao?

Có khi con mệt, con... nằm
Cũng như Thầy khỏe, thầy chăm ... tọa thiền

Cũng là đàn, trống ...vui tai
Nhưng lòng không vướng hình hài thanh âm
Cũng là sáo trúc... thăng trầm
Mà nghe ... sáng tỏ trăng tâm viên thành

Cực Lạc không xa, bởi... rất gần
Khi ta hòa hợp quay quần bên nhau

Kinh này khó hiểu làm sao
"Ưng vô sở trụ..." nơi nào sanh tâm?


Lợi danh... quăng bỏ bên đường
Ta vui đùa với... Ểnh ương cũng là...

Những lời Phật dạy trong kinh
Hành thâm Bát Nhã ... tử sinh thoát vòng

Sáng nay giáo thọ nghĩ rồi
Đệ huynh đàm đạo bên trời tự do

Ô kìa...La Hán hàng Long
Ra tay dũng mãnh nhưng lòng... từ bi
Đố huynh trong một bát xôi
có bao nhiêu hạt... mồ hôi dân lành?

Đố ai biết được trong bình...
Đựng bao nhiêu... Nghiệp tử sinh luân hồi

Tóc xanh rồi cũng bạc đầu
Nhưng huynh đệ mãi chung câu ý thiền
Ta cười trong ánh nắng tươi
Mà thương nhân thế lắm người tham, sân...
Mặc ai đi tới, đi lui
Mình ngồi một chỗ vẫn vui hơn nhiều
Sôi kinh nấu sử, hành thiền
Để cho chánh pháp lưu truyền ngàn sau
Đệ ngồi mài mực... rã tay
Để cho huynh viết lời hay ý mầu
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét