Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Quê

Đồng Rộc làng Vừng
                  
 
Nói đến quê, dễ bị dán nhãn hoài cổ và không hiện đại. Quê bị xem là cái gì đó thụt lùi so với thành thị, từ tiện nghi, kỹ thuật cho đến cách thức phục vụ nhu cầu con người. Quê là nơi mỗi con người phải tự phục vụ bằng đôi bàn tay của mình, gần như chẳng mấy khi được ngơi nghỉ. Thường người thành phố nhìn quê hương nếu có đẹp là cái đẹp của những cảnh bát ngát đồng lúa, hay mênh mông sông nước, hoặc hội hè đình đám chùa chiền này nọ. Còn quê hương của những khắc nghiệt lề thói, của vất vả cực nhọc bùn lầy ngày thường, cư dân thành phố thế hệ mới khó mà chia sẻ tự nhiên được. Sự tham gia của họ nếu có cũng lại rất “Tây”: nhập cuộc để thử sức, xem bản thân chịu đựng được đến đâu. Việc “ba cùng” hay đi thực tế ngày xưa cũng vẫn còn tự nhiên chán, những người trí thức lúc ấy cũng chia sẻ cảnh nghèo chung, và đa phần họ cũng mới thoát ly nông thôn chưa lâu. Còn thử nhìn đám 9x, sinh ra ở Tây, đến khi đi học mới về nước, lại sống trong các căn hộ chung cư đô thị mới hay nhà phố, khám phá đồng đất quê hương khéo cũng giống như đi “phượt”.
.
Quê đặt bên cạnh thành phố là hình ảnh có phần âm tính. Vì lẽ nó luôn gây cảm giác hoặc mềm mại dịu dàng, hoặc yếm thế trước cái ồ ạt vật chất của cơ sở hạ tầng đô thị. Quê hương là một vùng rộng lớn nhưng lặng lẽ, đang mất dần vị trí trong dòng thông tin truyền thông, mà truyền thông thực chất là sản phẩm của đô thị. Người thành phố mỗi lúc thấy quê hương là một nơi chốn đang tàn lụi, nhưng dường như họ không can thiệp vào quá trình đó. Dù cho họ có những mong muốn bảo tồn không gian xưa cũ, nhưng cái yêu cầu tiện nghi mà họ cho là văn minh dần tác động vào bộ mặt nông thôn, dần dà nơi này tiến lại gần đô thị. Ngày xưa việc về quê là một hành trình gian nan, xe đạp đèo nhau mướt mồ hôi, hoặc khổ sở với xe khách quốc doanh, thì quê thật xa ngái về địa lý. Bây giờ xe máy phóng nửa ngày về đến cổng làng, hoặc xe khách chất lượng cao mười lăm phút một chuyến, quê thật gần lại biết bao. Nhưng cái quê hương trong tâm tưởng, nghĩ đến kiểu “rộn ràng lòng con, đường quê mong nhớ”, đã mất hút nơi nào.
          
(Trích bài viết của Nguyễn Trương Quý)
        
Còn thời bây giờ, nhớ quê hương sẽ là nhớ một cái gì không định hình được, những đứt đoạn như “ôi quê tôi không còn mái nhà… tìm lại bài hát quê mình trong điệu múa cánh cò song tình lả lơi”. Bài hát lời ca u buồn, nuối tiếc ... (Ôi quê tôi - Lê Minh Sơn).

               



4 nhận xét:

  1. Quê hương măi măi là những gì mà con người ở gần thì không thấy, nhưng khi xa rồi lại nhớ da diết, nhớ quay quắt...

    Trả lờiXóa
  2. Bạn hỡi xuân này mây bớt xanh
    Hoa thôi không nở rộ trên cành
    Người xưa quên thắm duyên tà áo
    Phố chẳng còn vui khi ...

    Trả lờiXóa
  3. Anh VP ơi! M vào đây kiểm tra cách anh mang bài về, nhìn thì thấy anh đã dùng thủ công để mang toàn bộ bài vở từ Yahoo qua đấy ư! Cực quá đấy. Vì M qua tìm chưa thấy công cụ chuyển bài từ Yahoo về blogspot.

    Riêng Multiply thì đã có công cụ chuyển bài từ sau khi thông báo xóa mạng xã hội, nên khi chuyển bài từ bên Mul qua đã mang được tất cả comments qua lại bên đây. Riêng M thì tạo một trang riêng là trang Multiply kết với trang blog mới, trang Mul chỉ để cất bài của Mul.. phụ nữ thì hơi màu mè tí thế đấy.

    Mà anh chưa qua nhà M lấy cái code comments về, như vậy anh tìm thấy comments mới hơi khó đó. Hay anh đưa nick và pw đây để M chỉnh lại hộ cho anh, sau đó anh chỉ việc viết bài cho bạn bè đọc thôi khỏi quan tâm đến các kỹ thuật chỉnh sửa blogspot làm gì, kẻo bài viết cứ dài thật dài không thu gọn lại đc.
    Email của M là: muitran1954@gmail.com




    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cảm ơn Mai.
      blogspot của tôi là chính. Thời kỳ trang này bị cấm tôi sang bên yahoo.
      Vẫn kiểm nhận xét ở bảng điều khiển.
      Tìm mãi không thấy code comments ở chỗ nào trong blog của Mai.

      Xóa