Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Happy New Year


a soft spring evening

Mùa xuân đến rồi đó.

Chim Chơ rao


Bài hát “Mùa xuân đến rồi đó” như một bức tranh đẹp lộng lẫy về mùa xuân, giai điệu và âm nhạc rất giản dị nhưng vô cùng duyên dáng và trong sáng.



                                                                              
Mỹ nhân tự cổ như danh tướng
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu


Ta thấy lòng mình trẻ lại, trong cái rạo rực của đất trời, cái tí tách của chồi non lộc biếc, cái xôn xao của gió núi mây ngàn... tất cả đang bừng lên men rượu nồng say. Và bài ca về mùa xuân góp lửa cho rượu thêm men, cho tình người thêm đậm.


                                                        

                                                                                                                              
                                           
Trái cây rơi vào áo người ngắm quả,

Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn,
Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ,

Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn...



                                                                          
           

 

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Tuổi sáu mươi

Ríu rít đàn ... chim nhỏ.
Bằng chính cả cuộc đời làm thầy giáo của mình, tôi muốn nói rằng:
Cái còn lại sau tất cả những buồn phiền đớn đau, nghèo khổ, đố kỵ và dối lừa, chính là tình yêu cuộc sống, tình yêu con người; trong đó có tình đồng nghiệp, tình thầy trò thiêng liêng và đẹp đẽ. Đó là thứ tình cảm lớn lao, hiện hữu và bền lâu nhất. Nhờ có nó mà tôi có thêm sức lực, niềm tin để đứng vững trên bục giảng cho dù đã có những lúc nuốt nước mắt vào lòng…
                
Cám ơn đời đã cho tôi 36 năm dạy Toán. Cho đến bây giờ, tôi vẫn tự hào về những năm tháng dạy học thanh bình và tràn đầy kỷ niệm.
            
Dạy và học Toán chỉ có điều thiện, không có cái cái ác; chỉ có cái đẹp, không có cái xấu; chỉ có sự trung thực, rõ ràng và không có đất cho sự giả dối và ngụy biện.
          
Trong Toán học, mọi người có thể nói lên tất cả suy nghĩ và chính kiến của mình.
               
Toán học là mảnh đất thực sự tự do.

Cảm ơn Xuân Hòa!

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Nhăng nhố à, nhăng nhố ơi !

Sương gió ơi, gió sương à…
“... nữ bán dâm không cảm thấy xẩu hổ khi cần tiền”, TS Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó trưởng Ban Tuyên giáo, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chia sẻ. (VnMedia)
 Ôi !  bà cán bộ chính chuyên !!!




... Đêm đã về mưa đã rơi.
Em vẫn bơ vơ giữa khuya một mình.
Ai kia có nhà yên ấm, sao em không đi về đi?
Sương gió ơi, gió sương à…





... Đời em nhăng nhố, đời ta cũng thế.
Trời cho ta kiếp yêu đương giang hồ.
Sẽ có một ngày, sẽ có một người yêu em….
         
Nhăng nhố à, nhăng nhố ơi!…
Nhăng nhố đi chơi với ta một chiều.
Sương gió à, sương gió ơi!…..
Sương gió đi chơi với ta một đời…

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Đền Cao

Cổng đền Cao
                      
Đền Cao An Lạc ở trên đỉnh núi Thiên Bồng, cao khoảng 50m, giữa một rừng lim cổ thụ thuộc xã An Lạc huyện Chí Linh. Đền thờ 5 anh em Vương Minh, Vương Hồng, Vương Xuân, Vương Thị Đào, Vương thị Liễu có công chống giặc Tống xâm lược ở TK X.
         
Rừng lim nghìn tuổi.


Hàm Long

Động Hàm Long
Động Hàm Long ở thôn Tử Lạc, Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Cổng chùa động Hàm Long

Động rộng khoảng 1000m2, được tôn tạo thành chùa thời Trần. Đứng ở lòng động nhìn lên, vòm hình chóp nón, các nhũ đá rủ xuống như giăng màn, như tua hoa. Bên vách phải, cao khoảng 5m, có hình con cá chép quay đầu ra phía cửa hang, sinh động như đang quẫy mình trong nước. Phía vách trái lại có một nhũ đá như con voi có vòi. Càng đi sâu vào trong động, càng bắt gặp nhiều vẻ đẹp kỳ ảo, do thiên nhiên tạo tác. Trên vách động còn 6 tấm bia, có niên đại từ TK XV-XVII, trong đó, một tấm bia khắc thời Lê Thánh Tông (1496). Trước động, có bia Nham sơn Hàm Long  khắc năm 1718. Lễ hội hằng năm từ ngày 15-17 tháng Giêng.
                              
Bia đá Khánh Đức Nham Sơn sau cổng chùa, vào động
Khánh Đức Nham sơn Hàm Long tự tạo lập bi ký là bia kiểu Long đình, cao 130 cm, rộng 72 cm, dầy 42 cm dựng trước động Hàm Long, xã Minh Tân, huyện Kinh Môn. Bia khắc 4 mặt, khoảng 4.200 chữ dựng vào mùa đông năm Vĩnh Thịnh thứ 14 (1718). Nội dung nói về việc xây dựng, tôn tạo chùa và bài minh tả cảnh đẹp động Hàm Long.
     

Động Hàm Long
                
Nơi đây có một cụm hang động tuyệt vời. Bên cạnh Hàm Long là động Tâm Long mới được phát hiện năm 1992, cửa động hẹp nhưng càng đi sâu vào trong càng rộng, kỳ vĩ, lộng lẫy, có nhũ đá giống thần vệ nữ, long lanh như dát bạc. Rồi hang Đốc Tít mang tên thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp thời Nguyễn Thiện Thuật.
Phía ngoài, khu trung tâm Nhị Chiểu có chùa Hồi Long, bên cây cổ thụ tỏa rễ ôm trùm tảng đá lớn như tòa tháp. Chùa Hồi Long có sư trụ trì, còn chùa các nơi khác, dân quê trông nom, cúng vái, nên cảnh vật ở đây hoang sơ và nguyên thủy, lòng người hồn hậu.
          

Động Tâm Long, ngay sau Hàm Long,
phát hiện năm 1992, còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ
.
Động Đốc Tít với nhiều nhũ đá đẹp.
        
Không thể khám phá hết những hang động ẩn mình trong dãy núi đá xanh đen khu Nhị Chiểu bốn bề sông nước.
 

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Träumerei (Schumann)

Trong số các nhạc sĩ cổ điển, Robert Schumann có lẽ là người có số phận buồn thảm nhất. Là một trong những nhà soạn nhạc lãng mạn lừng danh nhất thế kỷ 19 của nước Đức, Schumann lại là người không may mắn trong tình yêu và hôn nhân, ông tự sát không thành và phải đưa vào viện tâm thần sống nốt những ngày cuối đời.
    
Tác phẩm lớn nhất của Schumann là “Giao hưởng mùa Xuân”. Toàn bộ “Giao hưởng mùa Xuân” là những cảm xúc tươi tắn, tràn đầy những hương sắc của khí trời và hoa cỏ. Hình thức giai điệu mới mẻ, hòa âm đẹp, mang vẻ độc đáo và đầy cá tính.


Nattier, Jean-Marc (1685-1766) - Louise-Anne de Bourbon-Conde, 1731
  
Schumann sáng tác Kinderszenen (“Thời thơ ấu”), Opus 15, năm 1838, để hồi tưởng lại thời thơ ấu của mình. Tác phẩm này gồm 13 đoạn viết cho đàn piano. Lúc đầu ông viết tới 30 đoạn nhưng cuối cùng lựa ra chỉ 13 đoạn để xuất bản.
Trong 13 đoạn này, đoạn thứ 7, Träumerei (tức Rêverie), là đoạn hay nhất. Có thể nói đoạn này là một trong những bài cho piano nổi tiếng nhất từng được sáng tác trong nhạc cổ điển. Nhưng mình lại giới thiệu với các bạn danh cầm Joshua Bell với tiếng vĩ cầm hết sức mượt mà.
by Trần Can.
      
  
        

  

Mẫu Sinh

Cổng đền

Đền Sinh, Đền Hoá là quần thể di tích thờ Thánh Phi Bồng, hay đức Thánh An Mô, thời Nguyễn thuộc địa phận xã An Mô, tổng Chi Ngại, nay là thôn An Mô, xã Lê Lợi, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Các sách Lĩnh Nam chích quái, Đại Nam nhất thống chí... chép thần tích đức Thánh. Ngài được sinh ra từ một viên đá. Một hôm, bọn trẻ chăn trâu trong làng thấy một đứa bé đang nằm khóc trên tảng đá, tiếng như chuông lớn. Bọn trẻ lấy nón che và ẵm về. Trên đường đi, bỗng nhiên trời nổi mưa to gió lớn, em bé ấy bay thẳng lên không, nghe có tiếng nói: “Ta là thần Phi Bồng Hạo Tướng Quân giáng hạ, nhưng đã lộ trong cõi trần thế, nên lại phụng chiếu về chầu Thượng đế”. Người địa phương lấy làm kinh ngạc lập đền thờ. Đền Sinh là nơi Thánh sinh. Đền Hóa là nơi Thánh hóa. Hiện nay tại  đền Sinh vẫn còn viên đá, tương truyền là nơi đã sinh ra Thánh.
Hậu cung Đền Mẫu Sinh (bên phải), bên trong là tảng đá thiêng
Đá thiêng phát lộ, khi dỡ hậu cung để trùng tu.(nhìn từ sau đền)


 
Tảng đá thiêng, nhìn từ phía trước (ngày 18, tháng Tám năm Tân Mão)
Lên lầu Cô phía sau đền.

Gia đình tôi hàng năm đến lễ đền, nơi đây không có khách du lịch, chỉ con  nhang đệ tử cầu an. Nên không bị thương mại hóa, bán vàng hương, xem tay ... Viên đá ở trong hậu đền, lúc nào cũng ẩm nước mát lành. Người cầu an thường ấp tay vào đá rồi xoa lên mặt cầu lành. Đến trong lúc trùng tu đền, không có khách vãng lai, cả nhà rất vui.

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Bài Ca Tết Cho Em.

Chầu văn bến Bình Than

Nghe hát ở đền Bắc Đẩu.
1. Cảnh vật.
 
Lục Đầu giang, 30 tháng Một năm Tân Mão

Đôi chum trên bến sông

Tuệ Phương ngắm cánh đồng Vạn Kiếp

"Nãi Thái Hoa phong đầu ngọc tỉnh chi liên..."

Đá thiêng đền Mẫu Sinh, An Mô, Chi Ngại, Chí Linh
2. Nghe hát.

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Bài thơ Tiếng Việt- Lưu Quang Vũ



Người làm thơ viết về quê hương thì rất nhiều,
nhưng viết hay, thân thiết và xúc động như Lưu Quang Vũ trong bài "Tiếng Việt" thì rất ít.
                    

" ... Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
      Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn

...
      Ai ở phía bên kia cầm súng khác
      Cùng tôi trong tiếng Việt quay về."
    
...
Tôi cứ vẩn vơ nghĩ ngợi về "Dấu hỏi" và mến yêu nhà thơ khi viết "... bên kia cầm súng khác".
   
Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình ...


Đảo ngói

Mèo chó nhà thầy
Hồi trước có hai vợ chồng, vợ hơi nghễnh ngãng nên chồng nói gì hay phải hỏi lại. Có lần mái ngói cũ quá phải đảo lại, chồng leo lên nóc để đảo ngói, vợ đứng dưới nhìn lên để kiểm tra chất lượng.

Chồng đảo ngói được một lúc, gọi với xuống để vợ kiểm tra.
  
      - Kín hay Hở?

Vợ nghe không ra hỏi lại.

      - HỞ?

Ôi cái nghề của mình, cũng tuồng ĐẢO NGÓI !


                                  (từ ý tưởng Phương Cẩm-Sa)

Thương Nhớ Hoàng Lan

Trần Thùy Mai
Đọc Thương Nhớ Hoàng Lan, cái tựa giống tên một truyện ngắn của Thạch Lam- Dưới Bóng Hoàng Lan.
    
Thương Nhớ Hoàng Lan khá hay, kể về khúc quanh của đời người cùng với biến đổi tâm thức. Kể thật thà chậm rãi bằng giọng u uẩn lãng mạn. Đọc lên thấy mơ màng khói hương mà lòng day dứt.                                                         
Tác giả của truyện ngắn này là một nhà văn rất Huế. Tên là Trần Thùy Mai.
     





Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Bác tôi.

Cánh đồng đầu làng Vừng, phía xa là dãy núi Yên phụ.

Làng Vừng (thôn An Bình) quê tôi văn bia ghi lập năm 986 (Đời vua Lê Hoàn, nguyên niên hiệu Thiên Phúc I). Làng có các tộc Phạm, Ninh, Nguyễn, Trần, Vũ, người đông hơn là họ Phạm.
  
Phạm tộc có 4 ngành (làng gọi là ngãnh). Tôi ngành 3, khi về làng giỗ chạp, các cháu xếp mâm người ‘bài vai’- cùng bậc thì đa phần đã lên Đồng Bùi cả (câu của làng nghĩa là ăn xôi rồi) nên gần như ngồi với các cháu bẩy, tám mươi tuổi.

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Câu chuyện chú chó Hachiko.

Tối nay, dạy cháu xong, xem phim “Hachiko Monogatari” sản xuất năm 1987 kênh HBO, rơi nước mắt về chú chó Hachiko tội nghiệp. Hết phim, vào mạng, thấy ngay bài này đăng lên cùng mọi người chia sẻ.

Bài viết. Thanh Tùng.

Hachiko là một chú chó nhỏ, lông màu trắng chào đời vào tháng 11 năm 1923  ở tỉnh Akita, Nhật Bản.

Câu chuyện xảy ra vào năm 1925, tại nhà ga Shibuya.
        
Chú chó Hachiko được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo nuôi dưỡng. Gia đình giáo sư không có con trai (không biết có một người con gái như trong phim hay không) nên ông coi Hachiko như con ruột.
Hàng ngày như thường lệ, cứ mỗi buổi sáng là Hachiko tiễn giáo sư Ueno Eizaburo đến nhà ga để ông lên tàu đi làm và cả hai đều đi bộ tới nhà ga Shibuya, chú chó trung thành Hachi, có nick name là Hachiko. Hachiko không được phép theo giáo sư đến Đại Học Hoàng Gia (nay là Đại Học Tokyo), nơi ông đang giảng dạy, và chiều cũng vậy, cứ đến 3 giờ chiều, Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư về. Nhưng vào ngày 12 tháng 5 năm đó, giáo sư Ueno đã qua đời sau một cơn đột quỵ khi đang hảng bài trên giảng đường ở trường đại học và mãi mãi không thể trở về được. Còn Hachiko cứ như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhân về. Nhưng hôm đó đã qua 3 giờ rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú cho trung thành không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi và đợi.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Em đi giữa biển vàng




Bạn Thu Băng, đội Sơn ca Đài TNVN, sau này trở thành ca sỹ của Đoàn ca nhạc Đài.
Ngày xưa thật hoành tráng, bài hát thiếu nhi mà cũng đựơc phối khí dàn dựng vô cùng công phu với cả dàn nhạc dây dày đặc!


Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Quê nhà.

Khi cháu nội một tuổi, tự nhiên ông lại ru cháu bằng bài hát Quê nhà.
...
À ơi! hoa bay lên trời
À ơi! hoa cải bay đi  ...

Trong giấc ngủ nồng, môi hoa hồng chím.
   

Sau này, thi thoảng ông hát một mình, cháu nghiêng nghiêng, lời phụ họa.


Thương sao lời mẹ ru xưa.

"Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay..."

Xót xa thân phận Tiểu kính tâm.

Này thầy tiểu ơi !
Thầy như táo rụng sân đình
Còn em như gái dở đi rình của chua...
Chứ thầy tiểu ơi !
Táo rụng ấy mấy đình thế mà sân đình
Thầy, thầy tiểu ơi !
Táo rụng ấy mấy đình ấy mà sân đình
Em ý như a thế mà này em như gái dở ơ ớ
Em đi tìm ối y a
Ối y để em đi tìm, chứ em đi tìm của chua
Ấy mấy thầy, thầy tiểu ơi !
           

Những mảnh vỡ

Phận người... chẳng dám mộng mơ như 'Hậu'.
Một lần nằm mơ
   
“Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời”.
Linh hồn tôi lạc vào Vương quốc Chó thấy chuồng nào cũng đồ sộ đẹp đẽ. Bỗng gặp con Vàng yêu quý, nó rối rít mời tôi đến chuồng nhà nó. Bước vào phòng khách tôi thấy tấm hình của mình, dưới ghi “bà chủ - người kiểng Sài Gòn”.
Nhìn sang nhà hàng xóm của con Vàng thấy bảng đề “coi chừng, chuồng có người dữ”. Lạnh toát cả người, giật mình tỉnh dậy ngơ ngác không biết đang ở xứ người hay xứ chó.
                                           
Nô tài có tội
   
Con gái sanh con đầu lòng. Bà ngoại lặn lội từ quê lên bế Cục cưng . Một hôm, hai Bà cháu vấp té – Bà u đầu, Cục cưng sứt trán… Các con về, đảo mắt một cái thấy ngay cái trán sứt của Cục cưng. Chúng lao tới thằng bé hốt hỏang như thể trời sụp trên đầu đất nứt dưới chân! Rồi chúng nhìn bà lạnh tanh hệt như Hòang hậu nhìn nô tỳ đang hai tay tự vả vào mặt, miệng lắp bắp “Nô tài có tội!”.

Người ơi! hãy cứ suy tư.


Lừa yêu
Hai con lừa gặp nhau trong thành phố. Chúng ước được là người để có thể yêu nhau. Chúa thương tình biến chúng thành người. Yêu nhau rồi chúng mới biết làm người đang yêu không dễ chút nào, vì luôn làm khổ nhau và tự làm khổ mình. Các tông đồ cười nhạo “thật là ngu như lừa"! Không, Chúa nói giọng thương xót, chúng không ngu mà đúng là thân Lừa ưa nặng.

Làm người

Người suy tư- AugusteRodin(1)

Nhà tôi nuôi con chó Mực, được 12 năm thì nó chết. Đời chó, thế cũng có thể gọi là “thọ”. Mấy năm về già, nó thay lông liên tục, nên khi chết lông vẫn còn đen.
    
Sáng nào bầy chào mào cũng đến túi tít trên cây khế ngọt vườn nhà tôi. Con mẹ, con con, con non, con già, thảy đều có cái mào đen nhánh. Chẳng thấy mào nó đổi màu bao giờ.
      
Sáng nay tình cờ gặp ông bạn cũ. Mới một năm không trông thấy nhau mà tóc ông ta gần bạc trắng.
    
Hỏi.
       - Dạo này cậu làm gì mà tóc bạc nhanh thế?
   
Đáp.
        - Làm người!
          
Ngẫm ra, làm Người thật khó!

...


(1) Nhà điêu khắc vĩ đại người Pháp Auguste Rodin (1840-1917) đã sáng tạo nên pho tượng bất hủ Le Penseur (Người suy tư), khắc họa hình ảnh một con người mà sự suy nghĩ căng thẳng hiện ra trên từng thớ thịt. Có người hỏi Rodin: “Làm thế nào mà ông có thể tạc nên pho tượng tuyệt vời đến vậy?”. Rodin trả lời: “Đơn giản thôi, tôi lấy một khối đá, và thấy cái gì thừa thì đẽo nó đi!”.
Hóa ra, chỉ cần loại hết những cái thừa, ta sẽ có một kiệt tác.

Bài viết. Hà Huy Khoái

(Tôi chép đăng khi về nhà sau đám cưới, gặp anh bạn cũ ... hàn huyên)

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Nơi em gặp anh



              

Tạm biệt tổ quốc

Bản Polonaise cung La thứ của nhạc sĩ người Ba Lan Michał Kleofas Ogiński, còn có tên là Tạm biệt tổ quốc (Farewell to Fatherland) hay đơn giản là Polonaise Oginski.

Đây là bản nhạc nổi tiếng nhất của Oginski viết về nỗi nhớ quê hương Ba Lan yêu dấu

POLONAISE No.13 - Piano - Michal Kleofas Oginski - ( 1765 - 1833 )

                   


             

Trở về trường cũ.

Hôm nay, ngày Liên về trời anh lủi thủi trở về trường cũ. Chỉ còn một người bảo vệ trẻ ngày trước hay đá bóng cùng là còn nhớ mình. Vẫn còn nhà A8 từng là KTX của khoa Toán, Lý. Bây giờ tòa nhà này là chỗ ở nội trú cho các cháu trường PTTH chuyên.

Nhà A8 nhìn từ sân bóng

Nhà A8 nhìn từ đường sang trường 3 cũ, nay đã chặn lại thành đường nội bộ

Nhà A8 nhìn từ A2, căn cứ địa khoa văn, một góc ...quan sát bọn khoa Toán khá tiện lợi kakakak
Con đường vào trường (cổng 2) được nắn thẳng cắt qua khu khoa kỹ thuật.

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Hạt gạo làng ta.

Anh Ninh Văn Quý đọc thơ Khoa
Ngày 2-9 năm 1984, trong lần gặp mặt có Ông Đặng Minh Lương- Chủ tịch hội VHNT Hải Hưng, nhà báo Nguyễn Trọng Thềm, Ông Phạm Văn Hưng- sĩ quan tình báo 1946, anh Ninh Văn Quý và tôi. Cuộc gặp có nói tới lòng yêu nể về bài thơ "Chùa giải oan" cùng ngợi ca tác giả, Bác Lương nói, bài thơ sẽ đăng báo xuân Hải Hưng 1985. Vì, với tất cả mọi người, Khoa là quê hương, là tự hào và yêu mến.
Sau 28 năm gặp lại, anh Quý, người rất yêu mến và ngưỡng mộ Khoa, đọc rất nhiều thơ Khoa, mà kỳ lạ “Từ góc sân và khoảng trời” đến trường ca, anh đọc không vấp chữ. Tôi yêu anh, yêu Khoa, yêu cả câu “bác giun đào đất cả ngày” mà tôi đã tặng cho anh tôi là Bác Hy bố cháu Trầm. Tôi yêu khi Khoa viết “sáng ra vại nước trắng đầy hoa cau…” của miền quê bình yên Bắc bộ mà chỉ biết mặt Khoa một lần khi cùng đón Bác, ngày 15 tháng 2 năm 1965.
Cuối, anh nói, em có biết bài “Chùa giải oan” của Khoa? …
Anh đọc trong say mê, thổn thức, anh yêu Khoa, đọc với “tấm lòng mưa nắng nhẹ thênh thênh”. Thi thoảng lại câu “ Nó tài thật”. Anh nói, em biết không “Anh không được học nhiều mà thơ Khoa anh đọc một lần là thuộc”. Tôi biết anh không nổi tiếng, nhưng bàn tay anh, bàn tay người thợ tiện “gọt sắt như bùn” -câu anh nói. Vào biệt điện Bảo Đại ở Vũng Tầu, tôi đã chụp sản phẩm anh làm khi phục chế các chi tiết mà cần tay nghề thợ.

Khi anh đọc thơ Khoa, “… vách đá cằn từng thấy ở trăm nơi”, anh nói: “hay thật”, và đọc cho tôi chép “…chấm chấm chấm…”.
“… và Phật nữa…”, … “…thằng gớm thật…” “ Những hình người ngơ ngác…”.

Anh cười sướng khi đọc.
“Tôi bỗng thấy tiếng vui cười ríu rít
Đàn em nhỏ ùa qua chùa
                                        tìm hái trái sim rơi…”
Khoa ơi! Có thể bài thơ này không phải của ..., nhưng là kỷ niệm của các anh già sáu, bẩy mươi tuổi, quý Em, và cho rằng bài thơ hay này là thơ của Em, thơ của phù sa, hạt gạo quê mình. Anh nhớ, em nhắc “trầu thức không hả trầu…”  Làng quê yêu quý Em như kênh hình em phụ trách.

Chép bài thơ này do Anh Ninh Văn Quý đọc, có điều gì mong Em lượng thứ, dấu chấm phẩy xuống dòng là anh tự đặt. Vì tuổi này hay lẫn.

Trần Đăng Khoa hay cắn móng tay
Chùa Giải oan
                     Trần Đăng Khoa
                     
Bao oan khuất, đời xưa không giải nổi
Biết kêu ai? Nào biết kêu ai
Nỗi khổ mênh mông. Tiếng kêu quá nhỏ
Trời thì cao mà đất lại dày
Thôi đành tựa cửa thiền. Thôi đành nương bóng Bụt
Bụt độ lượng bao dung, nhưng nào Bụt có hiểu gì
Tôi thương những con người cứ lặn lội lên đây tụng niệm
Cởi lòng mình trước đất đá vô tri...
Bao người tưởng sau lời cầu nguyện ấy
Nỗi oan kia sẽ được trút khỏi mình
Để lại đủ sức đi trong đời lầm cát bụi
Với cõi lòng mưa nắng nhẹ thênh thênh

Tôi ngẩng nhìn lên mái chùa kỳ diệu
Từng giải oan, cứu những kiếp người
Nhưng chỉ gặp sắc ngói màu âm u trần tục
In lên vách đá cằn, từng có ở trăm nơi
Và Bụt nữa, những hình người ngơ ngác
Cái thứ đất vô tri được dựng bệ tụng thờ
Thôi hãy cứ tin cho đất mang hồn thánh
Trong sắc màu huyền ảo khói hương đưa...
Tôi muốn nói với những ai oan khuất
Thôi đi, thôi đi, chớ có nguyện cầu
Bụt cũng chẳng biết được mình là Bụt
Sao hiểu nổi con người rằng rịt nỗi thương đau

Nhưng nếu thế, tôi sẽ thành kẻ ác
Với người đến trước tôi, với người đến sau tôi
Ngôi chùa hoang không thể thành gậy chống
Cho ai muốn vượt qua những trận bão dập vùi...
Và có thể chính bàn tay oan khuất
Đã dựng chùa mong cứu những kiếp sau
Và chùa đứng như một người làm chứng
Có bao giờ giải được nỗi oan đâu
Nên chùa vẫn còn đây màu ngói cũ
Một màu hoang từng xao đông lòng người

Tôi chợt nghe tiếng nói cười ríu rít
Các em nhỏ ùa qua chùa, tìm hái trái sim rơi ...