Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

Bèo dạt mây trôi

Tác phẩm của Điềm Phùng Thị
Bèo dạt mây trôi là một bài hát dân ca Việt Nam, nội dung thể hiện nỗi niềm của người con gái/chàng trai nhớ người yêu ở phương xa.
Khi ngồi một mình trong đêm khuya, tiếng trống tuần canh, người con gái thao thức đợi chờ, mong ngóng mà sao chẳng thấy anh. Bài ca làm ta xúc động và nhiều day dứt.

Bèo dạt mây trôi, ... em vẫn đợi...
Ngậm một tin trông,...sao chẳng thấy anh...?
Người đi xa có nhớ, là nhớ ai... ngồi trông cánh ... chim trời. Sao chẳng thấy anh?
                
Ca từ bài Bèo dạt mây trôi giản dị, gần gũi với nông thôn Việt Nam, những hình tượng cánh bèo dạt, cánh chim trời, cá lội, mây trôi, trăng ngả, đêm tàn, gió la đà... tạo ra một khung cảnh nhớ nhung sâu lắng. Cảnh vật nông thôn thời xưa thể hiện rõ nét, không gian và thời gian như nhập vào một, trữ tình mạch lạc. Nhan đề "Bèo dạt mây trôi" sử dụng một câu tục ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nông dân Việt. Tạo ra cho ca khúc một đặc điểm quan trọng đó là dễ đi vào lòng người nghe.
Ta nghe lại giọng hát Kiều Hưng, được vắt đến kiệt khi xưa thời bao cấp, mà bây giờ "sao chẳng thấy anh". Tài năng như anh bao giờ cũng hiếm. Tài năng nghệ thuật lại càng mong manh. Chính vì thế mà nó mới quý giá. Tiếc cho một tài năng vẫn còn có lửa, thương cho một số phận tha hương đau đáu ngày về.
Ta cũng nhớ về Dung, thị xã Phú Thọ đã hát cho nghe hồi xưa năm1976.
                                                                              

1 nhận xét:

  1. Âm điệu dân ca luôn mang nhiều kỷ niệm đẹp trong tôi, mỗi lần con ngủ tôi lại hát bài này vì nhiều khi thấy mình như chiếc bèo dạt trôi vậy

    Trả lờiXóa